Lê Nhật Bảo Trung tướng
Giới tính : Tuổi : 33 Tham gia : 20/12/2010 Bài viết : 1064 Số tiền : 2739 Được like : 212
| Tiêu đề: Chương 1: Khái niệm,nhiệm vụ,nguyên tắc TTHS- thầy Đoàn Tue Dec 13, 2011 4:30 pm | |
| Chương 1: Khái niệm,nhiệm vụ,nguyên tắc TTHS- thầy Đoàn
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I-Câu hỏi tự luận:
Phần khái niệm
1. Phân biệt khái niệm TTHS, thủ tục TTHS, Luật TTHS và khoa học Luật TTHS?
2. Giai đoạn TTHS là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để phân chia TTHS thành những giai đoạn khác nhau? Vì sao phải phân chia TTHS thành các giai đoạn khác nhau? TTHS Việt Nam có thể được chia thành mấy giai đoạn?
3. Phân tích vai trò của TTHS trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay?
4. Phân tích mối quan hệ giữa Luật HS và Luật TTHS?
5. Hình thức (kiểu) TTHS là gì? Có những hình thức (kiểu) TTHS nào đã và đang tồn tại trong PL TTHS của các nước trên thế giới? Ưu điểm và hạn chế của từng hình thức TTHS ?
6. Hãy nêu các đặc điểm để nhận diện hình thức TTHS Việt Nam hiện nay ? Theo anh (chị) TTHS Việt Nam cần xây dựng theo hình thức tố tụng nào ? Tại sao ?
7. Chức năng cơ bản của TTHS là gì ? Có những chức năng cơ bản nào ? Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong TTHS ?
8. Phân biệt hoạt động TTHS và hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra?
9. Hãy chứng minh Luật TTHS qua quá trình hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm?
10. Hãy chứng minh Luật TTHS là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN?
Phần các nguyên tắc
11. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước PL có vai trò và biểu hiện như thế nào trong TTHS ?
12. Chứng minh nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm ?
13. Hãy chứng minh nguyên tắc Không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực PL của Tòa án là 1 nguyên tắc cơ bản của nền tư pháp dân chủ và văn minh ?
14. Phân tích mối quan hệ giữa nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước PL với nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ?
15. Nguyên tắc Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có ý nghĩa như thế nào trong TTHS ?
16. Thế nào là tranh tụng trong TTHS ? Tranh tụng khác với tranh luận như thế nào ? Trong PL TTHS Việt Nam có ghi nhận nguyên tắc tranh tụng hay không ?
II-Nhận định Đ or S? Giải thích tại sao?
A-Nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1.Chỉ có QHPL TTHS mới mang tính quyền lực nhà nước. -> Sai, quan hệ pháp luật hình sự, hành chính cũng mang tính quyền lực nhà nước.
2. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS. -> Sai, QHPL mang tính quyền lực nhà nước có thể là quan hệ pháp luật hình sự, hành chính,..
3. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các CQTHTT.-> Sai, nó còn điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khác (bộ đội biên phòng, hải quan, chỉ huy trưởng tàu bay,..) với các cơ quan tiến hành tố tụng.(đ.26)
4. Nguyên tắc Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc đặc thù mà chỉ Luật TTHS mới có. -> Đúng, đây là nguyên tắc hiến định, được quy định trong hiến pháp, cũng đồng thời là nguyên tắc đặc thù và rất quan trọng của luật tố tụng hành chính.
5. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong các phiên tòa xét xử VAHS.-> Sai, chỉ có người tham gia tố tụng (đ.24)
B-Nhận định sau đây, nhận định nào là nhận định đúng?
1.a)QHPL TTHS luôn mang tính quyền lực nhà nước.
b)QHPL HS luôn mang tính quyền lực nhà nước.
c)QHPL HC luôn mang tính quyền lực nhà nước.
d)Mọi QHPL luôn mang tính quyền lực nhà nước.
e)Cả a, b và c đều đúng.
2.a)QHPL TTHS phát sinh khi có tội phạm xảy ra.
b)QHPL TTHS phát sinh khi xác định được dấu hiệu tội phạm.
c)QHPL TTHS chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
d)QHPL TTHS phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự
e)Tất cả các trường hợp nói trên đều đúng.
3.Trong số các nguyên tắc sau nguyên tắc nào là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS
a)Nguyên tắc xét xử công khai.
b)Nguyên tắc 2 cấp xét xử.
c)Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án.
d)Nguyên tắc suy đóan vô tội.
e)Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội.
f)Nguyên tắc xác định sự thật vụ án.
g)Nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục.
III-Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Việc phân chia quá trình TTHS thành những giai đoạn tố tụng căn cứ vào những tiêu chí sau:
a) Nhiệm vụ, chủ thể của mỗi giai đọan.
b) Nhiệm vụ và các hoạt động tố tụng đặc trưng của mỗi giai đoạn.
c) Hành vi, văn bản, quyết định tố tụng đặc trưng và thời hạn của mỗi giai đoạn.
d) Cả a và c.
2. Đặc điểm nào sau đây thể hiện tính quyền lực nhà nước:
a) Phát sinh khi có Quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền.
b) Có một số chủ thể đặc biệt mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là CQĐT; VKS; TÁ.
c) Một bên tham gia quan hệ luôn là cơ quan nhà nước.
d) Cả a và c.
3. Tòa án có thể xét xử kín trong những trường hợp nào sau đây:
a) Cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
b) Giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
c) Bị cáo là người chưa thành niên.
d) Tất cả các trường hợp trên.
4. Nguyên tắc “xét xử công khai” có những nội dung chính sau:
a)Việc xét xữ được tiến hành ngoài phạm vi trụ sở Tòa án, mọi người đều có quyền tham gia.
b)Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
c)Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự trừ trường hợp do BLTTHS quy định.
d)Tất cả các câu trên đều đúng. | |
|