CHƯƠNG IV: NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I-Câu hỏi tự luận:
1. So sánh BPNC với biện pháp cưỡng chế khác trong TTHS.
2. So sánh biện pháp “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” và biện pháp “Bắt người phạm tội quả tang”.
3. So sánh biện pháp “Bắt người” nói chung và việc bắt người là ĐBQH, ĐB HĐND.
4. Phân biệt biện pháp “Tạm giữ” và biện pháp “Tạm giam” trong TTHS.
5. So sánh biện pháp “Tạm giữ” trong TTHS và biện pháp “Tạm giữ” trong hoạt động HC.
6. So sánh biện pháp “Tạm giam” và Hình phạt tù có thời hạn.
7. Người chưa thành niên phạm tội có bị bắt, tạm giữ, tạm giam không? Nếu có thì trong TH nào?
8. Phân tích biện pháp “Bảo lĩnh” trong TTHS và nêu những hạn chế của biện pháp này trong thực tiễn áp dụng.
9. Phân tích biện pháp “Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm” trong TTHS và nêu những hạn chế của biện pháp này trong thực tiễn áp dụng.
II-Nhận định Đúng or Sai? Giải thích tại sao?
1. BPNC chỉ áp dụng đối với Bị can, Bị cáo.
2. VKS có quyền áp dụng tất cả các BPNC trong TTHS.
3. VKS không có quyền hủy bỏ BPNC trái pháp luật của TÁ.
4. Biện pháp “Tạm giữ” vẫn có thể áp dụng đối với Bị can, Bị cáo.
5. Biện pháp “Tạm giữ” là BPNC duy nhất có thể được áp dụng ngay sau khi bắt được người đang bị truy nã.
6. Thời hạn tạm giữ không được tính vào thời hạn tạm giam.
7. Viện trưởng VKSND các cấp có quyền ra Lệnh tạm giữ.
8. Biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú” không áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam.
9. Biện pháp “Bảo lĩnh” chỉ áp dụng cho Bị can, Bị cáo là người chưa thành niên.
10. Biện pháp “Bảo lĩnh” chỉ áp dụng đối với Bị can, Bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng.
11. Không được áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh” đối với Bị can, Bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
12. Biện pháp “Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm” được áp dụng không phụ thuộc vào việc Bị can, Bị cáo phạm tội gì.
13. Mọi quyết định về việc “Đặt tiền hoặc tài sản có gia trị để bảo đảm” đều phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
14. Biện pháp “Tạm giam” có thể được áp dụng đối với tất cả các tội.
15. Lệnh bắt người của CQĐT trong tất cả các trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi tiến hành.
16. Lệnh bắt người của CQĐT trong tất cả các trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng VKS cùng cấp.
17. Tất cả các Lệnh Tạm giam đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
18. Biện pháp “Tạm giam” không được áp dụng đối với Bị can, Bị cáo là người chưa thành niên.
19. Biện pháp “Tạm giam” không được áp dụng đối với Bị can, Bị cáo là người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng.
20. Biện pháp “Tạm giam” không được áp dụng đối với Bị can, Bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu.
21. Biện pháp “Tạm giam” được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.
22. Người chưa thành niên chỉ bị tam giam khi họ phạm tội rất nghiêm trọng.
23. Tất cả các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang đều phải ra Quyết định “Tạm giữ”.
24. Trong mọi trường hợp, việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đã được áp dung đều phải do VKS quyết định.
III- Câu hỏi trắc nghiệm:
1. BPNC:
a)chỉ áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án.
b)là biện pháp mang tính chất lựa chọn khi áp dụng.
c)được áp dụng không phụ thuộc vào ý chí của người bị áp dụng.
d)Các nhận định trên đều đúng
2. BPNC trong TTHS VN bao gồm:
a)Bắt người, tạm giữ, tạm giam.
b)Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
c)Bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm cư trú, quản chế, đặt cọc, bão lãnh.
d)Cả a và b.
3. BPNC có thề áp dụng đối với:
a)Bị can
b)Bị cáo
c)Người chưa bị khởi tố.
d)Tất cả đều đúng.
4. Những chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPNC là:
a)CQTHTT và một số cá nhân theo quy định cùa PL.
b)CQĐT.
c)VKS, TA.
d)Cả 3 câu trên đều sai.
5. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp được quyền áp dụng:
a)Tất cả các BPNC.
b)Bắt người.
c)Tạm giữ, tạm giam.
d)Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
6. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quyền áp dụng các BPNC sau:
a)Bắt bị cáo để tạm giam.
b)Tạm giữ, tạm giam.
c)Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
d)Cả 3 câu trên đều đúng.
7. Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp; Chánh án, Phó chánh án TAND và TAQS các cấp:
a)Có quyền áp dụng tất cả các BPNC.
b)Có quyền áp dụng tất cả các BPNC trừ biện pháp tạm giữ.
c)Có quyền áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam.
d)Chỉ có quyền áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
8. Lệnh bắt người của CQĐT:
a)Trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.
b)Trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp sau khi thi hành.
c)Trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp.
d)Cả 3 cấu trên đều sai.
9. Việc bắt người được tiến hành:
a)Vào bất kỳ thời gian nào
b)Chỉ vào ban ngày
c)Vào ban ngày trừ trường hợp bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã.
d)Vào khoảng thời gian 6h sáng đến 22h đêm.
IV-Điền vào chỗ trống:
LỆNH BẮT NGƯỜI CỦA CQĐT
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Có Lệnh bắt người (VKS cùng cấp phê chuẩn) .................khi thi hành
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp Có Lệnh bắt người (VKS cùng cấp phê chuẩn) ………….khi thi hành
Bắt người phạm tội quả tang ………………………….
Bắt người đang bị truy nã ………………………….
THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BPNC Cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Tòa án Các cá nhân khác có thẩm quyền
1. Bắt người
TH1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (K1 Đ80 BLTTHS) V
(Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp)
V
(Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp)
V
(1)…………………….
………………………
………………………
………………………
(2)…………………….
………………………
………………………
………………………
(3)…………………….
TH2: Bắt người trong TH khẩn cấp (K2 Đ81 BLTTHS) V V
1.Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
2.Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo hoặc biên giới.
3.Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
TH3: Bắt người phạm tội quả tang (Đ 82 BLTTHS) Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan CA, VKS hoặc UBND nơi gần nhất
TH4: Bắt người đang bị truy nã (Đ82 BLTTHS) Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan CA, VKS hoặc UBND nơi gần nhất
2. Tạm giữ
(giống Bắt khẩn cấp nhưng thêm 1 người có thẩm quyền)
V V
1….
2….
3….
4. (4)…………………
………………………
3. Tạm giam
(có quyền bắt thì có quyền tạm giam)
V V V
4. Cấm đi khỏi nơi cư trú (Đ91 BLTTHS) V V V
1…
2…
3…
4. (5)………………..
...................................
5. Bảo lĩnh (Đ92 BLTTHS) V V V
1…
2…
3…
4.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
6. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Đ93 BLTTHS) V V V
1…
2…
3…
4.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
V-Bài tập tình huống:
BT 1: Xí nghiệp dược liệu tỉnh A báo cho CQĐT biết: đêm qua kho của xí nghiệp đã bị kẻ gian đột nhập lấy đi một số dược liệu quý. Cùng ngày có 1 người ở gần kho dược liệu cho biết: đã nhìn thấy 1 người lạ mặt đã lảng vảng ở khu vực kho vào thời điểm xảy ra vụ trộm. Theo sự mô tả của người này, CQĐT đã nhận diện được 1 người lạ mặt ở bến xe ôtô. Qua kiểm tra hành chính, thấy người này mang 3kg thuốc phiện.
Hỏi:
a) Theo quy định ccảu PLTTHS thì CQTHTT có quyền bắt người đó trong trường hợp nói trên hay không? Nếu có thì đó là bắt người trong trường hợp nào?
b) Gỉa định người đó mang 3 kg dược liệu quý và xác định đó là số dược liệu lấy từ kho của xí nghiệp thì phải giải quyết như thế nào?
BT 2: Trong khi tuần tra, anh A (cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H. A bắt được B, còn C thì bỏ chạy không bắt được. Mấy ngày sau, trên đường đi đến trụ sở cơ quan, anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà phê. Anh A đã cùng đồng đội bắt được C.
Hỏi: Việc bắt B và C là đúng hay sai? Tại sao?
BT 3: A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an quận vào lúc 10h sáng. Sau khi xem xét trường hợp phạm tội của A, Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an quận đã ra Quyết định tạm giữ A vào lúc 16h cùng ngày.
Hỏi 1:
a) Theo quy định PLTTHS VN, thủ tục “Tạm giữ” A được thực hiện như thế nào?
b) Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu?
Hỏi 2: CQĐT ra Quyết định khởi tố Bị can đối với A theo K1 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 1 năm -> 5 năm) thì CQĐT có thể ra Lệnh Tạm giam A được không?
Hỏi 3: Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có nơi cư trú rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra Quyết định hủy bỏ Lệnh tạm giam để thay thế bằng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được không? Vì sao?
Hỏi 4: Nếu A được tại ngoại mà bỏ trốn, sau khi bắt được A theo Lệnh truy nã CQĐT có được quyền tạm giam A hay không? Vì sao?
Hỏi 5: Gỉa sử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thấy cần phải xét xử A theo K2 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 3 năm -> 10 năm) nhưng lại có người đủ điều kiện đứng ra bảo lĩnh cho A. Trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh” đối với A không?
BT 4: A thực hiện hành vi cướp giật nhưng ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an phường vào lúc 7h sáng. Sau khi tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, A được giải lên trụ sở công an quận vào lúc 16h cùng ngày.
Hỏi:
1.Theo quy định hiện hành của LTTHS VN, thủ tục tạm giữ A được thực hiện như thế nào?
2.Thời hạn tạm giữ A được tính vào thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu?
3.CQĐT ra QĐ KTBC đối với A theo K1 Đ136 BLHS thì CQĐT có thể ra Lệnh tạm giam A được không?
4.Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có người đủ điều kiện bảo lĩnh thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra quyết định thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh không? Tại sao?