ĐỀ THI (Lần 1)
Môn: Nghiệp vụ thư ký tòa án
LỚP HS + HC 34A
Thời gian: 75 phút
Câu 1:Trình bày quyền và nghĩa vụ của Thư ký tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Ghi chú: sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài
Thầy thông báo đề mở sinh viên được mang tài liệu vào phòng thi. Kết quả Đề đóng !!! Bó tay!
Đây là Đáp án của câu trên:
Thư ký là người tiến hành tố tụng, vì vậy khi thực hiện các hoạt động tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì quyền và nghĩa vụ tố tụng cơ bản của Thư ký Tòa án như sau:
- Khi Thư ký được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng một vụ án có quyền được nhận quyết định phân công của Chánh án.
- Khi bị thay đổi hoặc có quyết định thay đổi có quyền được biết lý do về sự thay đổi.
- Nếu thuộc các trường hợp pháp luật tố tụng quy định phải từ chối tiến hành tố tụng thì thư ký phải có nghĩa vụ báo cáo Chánh án hoặc người phân công để từ chối tham gia tiến hành tố tụng.
Ví dụ: Đối với vụ án hình sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây :
+ Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo.
+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó.
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân (Điều 28 và Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính Thư ký phiên tòa cũng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định từ các diều luật tương ứng Điều 46, 49 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 42, 47 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 16 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố tụng của mình. Nếu có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của luật bồi thường nhà nước. Nếu có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 300 Bộ luật hình sự.
Khi thực hiện các hoạt động tố tụng dân sự mà bị khiếu nại tố cáo thì có các quyền và nghĩa vụ được qui định tại các Điều 393 và 400 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể là:
+ Đưa ra các bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại.
+ Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.
+ Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
+ Được thông báo về nội dung tố cáo.
+ Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
+ Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhám có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
+ Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
+ Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo qui định của pháp luật.