CHƯƠNG III: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I-Câu hỏi tự luận:
1. Phân tích khái niệm chứng cứ trong PL TTHS VN.
2. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chứng cứ trong hoạt động chứng minh.
3. Phân tích mối quan hệ giữa các thuộc tính của chứng cứ.
4. Có những cách phân loại chứng cứ nào? Việc phân loại như vậy có ý nghĩa gì trong quá trình chứng minh VAHS?
5. Nghĩa vụ chứng minh là gì? Những chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh trong TTHS?
6. Quyền chứng minh là gì? Những chủ thể nào có quyền cchứng minh?
7. Phân biệt Đối tượng chứng minh? Giới hạn chứng minh? Phạm vi chứng minh trong vụ án hình sự?
8. Nêu những khác biệt trong hoạt động chứng minh ở các giai đoạn tố tụng hình sự?
9. So sánh phạm vi chứng minh của Điều tra viên với phạm vi chứng minh của Kiểm sát viên.
10. So sánh phạm vi chứng minh của Kiểm sát viên với phạm vi chứng minh của Thẩm phán, Hội thẩm?
11. So sánh nghĩa vụ chứng minh tội phạm ở giai đoạn điều tra và giai đọan xét xử.
12. Thế nào là Kết luận giám định? Kết luận giám định có ý nghĩa như thế nào trong quá trình chứng minh vụ án hình sự?
13. Trong những trường hợp nào thì cần Gíam định lại? Giám định bổ sung?
14. Tại sao các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d K3 Đ155 BLTTHS bắt buộc phải trưng cầu giám định?
15. Thẩm quyển xử lý vất chứng là gì? Những chủ thể nào có thẩm quyền xử lý vật chứng?
II-Nhận định Đ or S? Giải thích tại sao?
1. Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến vụ án hình sự thì là chứng cứ.
2. Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ(trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.
3. Tất cả những người THTT đều là những người có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự.
4. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
5. Kết luận giám định là chứng cứ trong TTHS.
6. Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.
7. Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
8. Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.
9. Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.
10. Thư ký tòa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự.
III-Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Cơ sở lý luận của chứng cứ trong TTHS VN
a)Là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác-Lênin.
b)Là lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c)Cả a và b đều sai.
d)Cả a và b đều đúng.
2. Chứng cứ có những thuộc tính sau:
a)Tính có thật, tính liên quan, tính hợp pháp.
b)Tính khách quan, tính phù hợp, tính hợp pháp.
c)Tính độc lập, tính phù hợp, tính hợp pháp.
d)Tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp.
3. Đối tượng chứng minh trong VAHS:
a)Là hành vi phạm tội.
b)Là tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm.
c)Là dấu hiệu tội phạm.
d)Tất cả nhận định trên đều sai.
4. Đối tượng chứng minh:
a)Trong tất cả các VAHS là như nhau.
b)là phạm vi chứng minh.
c)Phụ thuộc vào đặc điểm của từng VAHS.
d)Tất cả các câu trên đều sai.
5. Nghĩa vụ chứng minh VAHS:
a)Thuộc về người TGTT và người THTT.
b)Thuộc về bị can, bị cáo.
c)Thuộc về CQTHTT và người THTT.
d)Thuộc về bên buộc tội và bên bào chữa.
6. Nghĩa vụ chứng minh trong VAHS:
a)Trong các kiểu tố tụng khác nhau luôn khác nhau.
b)Phụ thuộc vào các kiểu tố tụng.
c)Không chịu sự chi phối của các kiểu tố tụng.
d)Tất cả các câu trên đều sai.
7. Qúa trình chứng minh VAHS bao gồm các bước sau:
a)Phát hiện chứng cứ, thu htập chứng cứ, đánh giá chứng cứ.
b)Thu thập chứng cứ, bảo quản chứng cứ, đánh giá chứng cứ.
c)Thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ.
d)Thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ.
8. Thẩm quyền đánh giá chứng cứ
a)Thuộc về những CQTHTT và những người THTT.
b)Thuộc về ĐTV, KSV, TP và HT.
c)Các nhận định trên đều đúng.
d)Các nhận định trên đều sai.
9. Những người sau đây có thẩm quyền đánh giá chứng cứ:
a)Tất cả những người THTT.
b)Tất cả những người THTT trừ Thư ký Tòa án.
c)Điều tra viên, Kiềm sát viên, Thẩm phán.
10. Tài liệu nào sau đây không được coi là nguồn chứng cứ:
a)Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
b)Những thông tin thu được từ hoạt động trinh sát điều tra.
c)Biên bản phiên tòa.
d)Bản kết luận điều tra.
IV-Điền vào chỗ trống:
V-Bài tập tình huống:
BT 1: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà mình đang xét xử. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua.
Hỏi: Khi thực hiện hoạt động xét xử, Thẩm phán có được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án không? Tại sao?
BT 2: Trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án.
Hỏi: Tòa án có quyền sử dụng các thông tin này bằng cách mời các trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng không? Tại sao?
BT 3: Ông H trình bày với CQĐT là ông được con trai là X kể lại đã nhìn thấy A và B cãi nhau rồi dẫn đến xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A liền rút dao ra. B quay người bỏ chạy liền bị A đâm 1 nhát vào lưng.
CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cung tương tự như lời khai của ông H. Hỏi cung A thì A khai “vì B to khỏe hơn và lại đánh A trước nên A mới dùng dao đâm để tự vệ”.
CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được 1 con dao, 1 chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên cán dao thuộc nhóm máu của nạn nhân. Nạn nhân chết do bị đâm. Về chiếc xe đạp, qua quá trình điều tra xác định được đó là xe đạp của A.
Hỏi:
a) Xác định các loại nguồn chứng cứ?
b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên?