CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC

NƠI HỘI NGỘ CÁC LUẬT SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN,,,,, ĐĂNG NHẬP ĐỂ THẤY NỘI DUNG
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vlxoft
Latest topics
» 42 câu nhận định Tố tụng hình sự
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby trucanhto Fri Nov 11, 2016 11:11 am

» ĐỀ THI MÔN TÂM THẦN HỌC TƯ PHÁP
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby The Lighthouse Thu Jun 16, 2016 3:28 pm

» Hocthuat.vn cho tải toàn bộ hơn 50.000 tài liệu Luật không cần tài khoản
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby khanhkerry Tue Feb 16, 2016 3:38 pm

» VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby Lê Nhật Bảo Sun Dec 27, 2015 11:28 am

» Caselaw Việt Nam - Thư viện bản án
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby caselaw.vn Mon Dec 21, 2015 9:22 pm

» Website tra cứu bản án
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby caselaw.vn Sun Dec 13, 2015 4:37 pm

» Bài giải các chương thảo luận tố tụng hình sự (Hinhanh)
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Tue Jan 20, 2015 9:11 am

» ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TÒA ÁN
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby nhukieu1994 Sun Dec 28, 2014 11:06 am

» ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Sat Dec 07, 2013 4:34 pm

» Tổng hợp bài tập môn Tố tụng hình sự
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Emptyby banhbaonho123 Sat Oct 26, 2013 12:22 pm

Most active topic starters
Nguyễn Minh Tuấn
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
Lê Nhật Bảo
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
RinYuGo
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
chaytronthoi123
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
RoberDat
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
dinhphuocthien
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
TỔNG TƯ LỆNH
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
ulaw
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
hieunguyen199
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 
milu
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_lcapPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Voting_barPhân tích chức năng giám sát của Quốc hội Vote_rcap 

 

 Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Minh Tuấn
Đại tướng

Đại tướng
Nguyễn Minh Tuấn


Giới tính Giới tính : Nam
Cancer Goat Tuổi Tuổi : 33
Tham gia Tham gia : 21/02/2011
Bài viết Bài viết : 1723
Số tiền Số tiền : 3510
Được like : 231
School : HCM University of law
Ngành Ngành : Luật học
<b>Học lớp:</b> Học lớp: : Hình sự 34A
TÀI SẢN
Huân chương:

Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội   Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội EmptyThu Sep 22, 2011 2:48 pm

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
do nhân dân trực tiếp bầu ra, được nhân dân trao quyền và hoạt động phục vụ cho nhân
dân. Chính vì thế Quốc Hội cần có những chức năng quan trọng để thực hiện tốt với sự
tín nhiệm của nhân dân, một trong số những nhiệm vụ quan trọng đó là chức năng giam
sát tối cao của Quốc Hội, chức năng này không chỉ giúp Quốc Hội bảo đảm tính tối cao
thông qua hoạt động giám sát, thi hành pháp luật mà còn là sự thể hiện quyền làm chủ
của nhân dân. Nhân dân uỷ quyền cho Quốc Hội, Quốc Hội dùng quyền đó để giám sát
hoạt động của bộ máy nhà nước. qua đó đã tăng cường trách nhiệm của bộ máy nhà nước
trong việc bảm đảm tốt hơn cho việc phục vụ người dân, nó còn nâng cao hơn nữa tính
chủ động của Quốc Hội. Vậy với việc nắm trong tay quyền to lớn này thì Quốc Hội đã
thực hiện quyền lực đó như thế nào?. Liệu nó có mối quan hệ gì với các chức năng khác
của Quốc Hội hay không? Thông qua các bản hiến pháp khác nhau của nhà nước ta thì
quyền giám sát này có gì thay đổi? …

Việc giám sát thực hiện hiện hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: HDDND, VKSND, UBTHQH…, nhưng sự giám sát của quốc hội là giám sát cao nhất, chức năng hoạt động giám sát của Quốc Hội quy định tại điều 1 ( luật hoạt động giám sát).’’ Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, Quốc Hội thưc hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kì họp Quốc Hội trên cơ sở hoạt động giám sát của UBTVQH, HDDT, UB của Quốc Hội, đoàn đại biểu Quốc Hội”. như vậy giám sát tối cao là giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. đói tượng giám sát rộng, bao gồm hai nhóm:
•Nhóm một: là đối tượng thuộc quyền giám sát trực tiếp của Quốc Hội tại kì họp gồm: UBTVQH, chủ tịch nước, chính phủ, toà án tối cao, viện kiểm sát tối cao. Đây là những cơ quan nhà nước thuộc dạng trung ương của bộ máy nhà nước.
•Nhóm hai là phần còn lại của bộ máy nhà nước (từ bộ trở xuống), thuộc quyền giám sát chung và không trực tiếp của Quốc Hội. Quốc Hội giám sát những đối tượng này thông qua các cơ quan, các thiết chế bên trong như thông qua UBTVQH, HDDT, uỷ an của Quốc Hội, doàn đại biểu Quốc Hội và từng đại biểu Quốc Hội, những cơ quan này thay mặt cho Quốc Hội thực hiện các hoạt động giám sát các cơ quan còn lại của bộ máy nhà nước và phải chịu trách nhiệm báo
cáo công tác trước Quốc Hội
Quốc hội thự hiện hoạt động giám sát của mình theo các cơ chế sau đây:

Thứ nhất: Quốc Hội thực hiện quyền giám sát theo cơ chế trực tiếp và gián tiếp:


Giám sát trực tiếp: Quốc Hội chỉ giám sát trực tiếp những trường hợp thuộc phạm vi mà Quốc Hội thấy cần thiết và quan trọng như: Quốc hội chỉ trực tiếp giám sát tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản và hoạt động của: UBTVQH, chính phủ, thủ tướng chính phủ, TATC, VKSTC


Giám sát gián tiếp: Quốc Hội giao một phần quyền giám sát của mình cho câc cơ quan khác như: chính phủ, UBTVQH, hội đồng dân tộc,VKSTA, TATC… các cơ quan này thực hiện các hoạt động gims sát do Quốc Hội uỷ quyền và cấc hoạt động củ bản thân họ cũng đang chịu sự giám sát của Quốc Hội. VD: Quốc Hội thành lập nên VKSND, giao cho họ quyền kiểm sát và yêu cầu của hoạt động giám sát là phải tuân thủ hiens pháp và luato trong hoạt động tư pháp, Quốc Hội thực hiện việc giám sát thông qua việc nghe báo cáo của viện trưởng viện kiểm sát và chất vấn viện trưởng
•Thứ hai: khi Quốc Hội đã trao quyền giám sát cho các cơ quan trong những phạm vi nhất định thì Quốc Hội không bao biện, làm thay, không can thiệp vài nội bộ của các cơ quan này. VD: Quốc Hội giao cho toà án nhân dân tối cao giám sát việc xét xử của toà án nhân dân thì Quốc Hội không tự mình ra kháng nghị với các bản án cụ thể
Để thực hiện tốt cơ chế giám sát Quốc Hội đã sử dụng các biện pháp giám sát sau đây:

Quốc Hội thực hiện quền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của chủ tịch nước, UBTVQH, chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hình thức Quốc Hội thự hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật thông qua hội đồng và các uỷ ban của Quốc Hội, hoạt động của bản thân đại biểu Quốc Hội thông qua việc kiểm tra, chất ván các đại biểu tại kì họp cuối năm, Quốc Hội xem xét thảo luận báo cáo công tác hằng năm của UBTVQH, chính phủ, toà án nhân dân toois cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tại kì họp giữa năm các cơ quan này gởi báo cáo công tác đến đại biểu Quốc Hội, khi cần thiết Quocs Hội có thể xem xét thảo luận. tại kì họp của nhiệm kì, Quốc Hội xem xét thảo luận báo cáo các công tác cả nhiệm kì của Quốc Hội, chủ tịch nước, UBTVQH, thủ tướng chính phủ, chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc Hội có thể yêu cầu UBTVQH, Chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao báo các về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết. các báo cáo công tác quy định ở trên, trừ các báo cáo của Quốc Hội, UBTVQH và chủ tịch nước phải được hội đồng dân tộc, uỷ ban của Quốc Hội thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH, Quốc Hội xem xét thảo luận báo cáo theo các trình tự dưới đây:
Thứ nhất: người đứng đầu cơ quan của UBTVQH, chính phủ, toà án tối cao, viện
kiểm sát nhân dân tối cao trình bày báo cáo
Thứ hai: chủ tịch hội đồng dân tộc hoặc chủ nhiệm uỷ ban của Quốc Hội trình bày
báo cáo thẩm tra.
Thứ ba: Quốc Hội đưa ra thảo luận
Thứ tư: người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, có thể trình bày thêm những vấn
đề lien quan mà đại biểu Quốc Hội quan tâm
Thứ năm: Quốc Hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xết thấy
cần thiết

Quốc Hội thưc hiện việc giám sát tối cao thông qua việc thành lập những đoàn công tác để giám sát tại chỗ thông qua việc xem xét tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc Hội về nhiệm vụ kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống. quốc Hội, hội đồng và các uỷ ban của Quốc Hội giành nhiều thời gian kiểm tra tình hình thực tế, tìm biện pháp góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách, nóng bỏng như: tình hình đời sống, công ăn việc làm, tiền lương,tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, phát triển kinh tế theo cơ chế mới, chính sách dân tộc và miền núi, chống tham nhũng buôn lậu…. trong mấy nhiêm kì gần đây, hoạt động giám sát của Q uốc Hội có nhiều tiến bộ đáng kể. nhưng do niều nguyên nhân nên trên thực tế hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động chư cao, hoạt động giám sát của Quốc Hội chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề, sự việc rồi động viên, đôn đốc, nhắc nhở câc ngành các cấp ở địa phương quan tâm, xem xét giải quyết chứ thực sự chưa có biện pháp hữu hiệu. để Quốc Hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hoạt động giám sát của Quốc Hội cần được đặt đúng tầm, tổ chứ chu đáo và phải thường xuyên tăng cường thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thông qua hoạt động giám sát này mà Quốc Hội thực hiện tốt chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước
•Quốc Hội chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp: đây là biện pháp tối cao và hữu hiệu, vì vậy Quốc Hội tại kì họp nào cũng dành ra một khoản thời gian thích đán cho chất vấn và trả lời chất vấn. hoạt động này được thực hiện như sau:
Đại biểu Quốc Hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn và gởi đến chủ tịch Quốc Hội để chuyển đến người bị chất vấn. đoàn thư kí kì họp sẽ giúp chủ tịch Quốc Hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc Hội để báo cáo UBTVQH.
Uỷ ban thường vụ quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời
chất vấn tại kì họp và báo cáo Quốc Hội quyết định
 Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc Hội được tiến hành theo trình tự như sau: Người bị chất vấn trả lời trực tiếp đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời, thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút . Thời gian trả lời chất vấn cho từng vấn đề không quá mười lăm phút. Quy định tại điều 43 của nội quy kì họp quốc hội.
 Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại bieur quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị quốc hội tieps tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của quốc hội hoặc kiến nghị đố với quốc hội xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết.
• Người đã trả lời chất vấn tại kì họp quốc hội, tại phiên họp uỷ ban thường vụ quốc hội, hoặc trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kì họp tiếp theo

Quyền chất vấn của quốc hội được quy định tại điều 98 hiến pháp hiện hành: đại biểu quốc hội có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, chánh án và toà án nhân dântoois cao, người bị chất vấn trả lới trước quốc hội tại kì họp,trong trường hợp cần điều tra thì quốc hội quyết định trả lời trước uỷ ban thường vụ quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. đại biểu quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang này có chủ thể là đại biểu quốc hội và UBTVQH, nếu đại biểu quốc hội thoả mãn hài long thì thôi. Ngược lại, nếu đị biểu quôcd hội không thoả mãn, không hài lòng với câu trả lời đó thí đại bieur quốc hội đó có quyền yêu cầu UBTVQH đem vấn đề này ra thảo luận tại kì họp gần nhất trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định

Quốc hội chỉ có quyền chất vấn đối với người đứng đầu các cơ quan, chư khong chất vấn đối với cấp phó và các cá nhân của cơ quan đó. Đại biểu quốc hội chất vấn không nhằm mục đích tìm kiếm thông tin mà là quy kết trách nhiệm, sáng tỏ trách nhiệm của đại biểu quốc hội. điều này dẫn đến tình trạng nhiều đại biểu quốc hội ‘biết nhưng vẫn cứ hỏi

Bản chất của chất vấn là một bên có quyền yêu cầu giải trình (đại biểu quốc hội) và một bên có nghĩa vụ là giải trìn (đối tượng bị chất vấn). về hình thức chất vấn, được quy định tại điều 49 luật tổ chức quốc hội. tại kì họp, đại biểu quốc hội muốn chất vấn ai thì phải gửi câu hỏi cho UBTVQH để chuyển đến đối tượng bị chất vấn và quyết định thờih han trả lời chất vấn tại kì họp (trả lời trực tiếp) . Tuy nhiên trong trường hợp cần điều tra hay câu trả lời chất vấn mang tính nhạy cảm, lien qua đến bí mật quốc gia thì có thể trả lời chất vấn bằng văn bản tại kì họp quốc hội, sau kì họp quóc hội hoăcf chỉ trả lời trước UBTVQH. Ngoài kì họp, đại biểu quốc hội muốn chất vấn ai đó thì củng phải gửi câu hỏi đén UBTVQH, nhưng cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho cả hai
Vậy, chức năng hoạt động giám sát tối cao của quốc hội có mối quan hệ gì với các
chức năng khác của quốc hội hay không, câu trả lời là có, mối quan hệ đó được thể hiện:

Chức năng lập hiến và lập pháp của quốc hội:
Xây dựng hiến pháp, pháp luật là cơ sở để quốc hội thưc hiện việc giám sát, nghĩa
là hiến pháp, pháp luật là chuẩn mực đánh giá các hoạt động của đối tượng bị giám sát

Giám sát tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng pháp luật từ khi lên kế hoạch, soạn thảo, sửa đổi, bổ sung luật, bởi vì quá trình xây dựng luật cần dựa vào thực tế xã hội, muốn có thực tế thì phụ thuộc vào công tác báo cáo hoạt động của các cơ quan, nhưng báo cáo đó muốn biết được tính đúng sai thì phải thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Khi soan thảo, hoạt động giám sát của quốc hội là nguồn để quốc hội bổ sung những nội dung của luật, khi pháp luật được đưa vào thực tế thì từ những đánh giá thông qua hoạt động giám sát mà quốc hội kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật

Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước:

Việc giám sát của quốc hội giúp chohieens pháp, luật do quốc hội ban hành được thực hiện trên thực tế một cách đúng đắn, nhanh chóng phát hiện ra những sai phạm để kịp thời sửa đổi, khắc phục.

Việc qyết định những vấn đề quan trọng của quốc hội, có ảnh hưởng đến hoạt động giám sát. Bởi vì, quyết định của quốc hội, đặc biệt là quyết định tài chính, ngân sách, là cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát. Hoạt động vật chất được bảo đảm từ quốc hội, không bị phụ thuộc vào các cơ quan khác (vón là các đối tượng của hoạt động giám sát) từ đó bảo đảm tính tối cao của quốc hội

Chức năng thành lập cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương:
Giám sát tốt là cơ sở quan trọng để quyết định những vấn đề về tổ chức nhà nước,
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà nước

Việc thành lập các cơ quan nhà nước cũng là cơ sở để thực hiện quyền giám sát,vì, quốc hội đại diện cho nhân dân lập ra các cơ quan thì quốc hội cũng thay mặt cho nhân dân để giám sát các cơ quan đó

Thành lập câc cơ quan nhà nước cũng là sự tgheer hiện trực tiếp quyền của quốc hội trong giám sát, bởi giám sát nó không những dẫn tới việc chất vấn mà còn dẫn tới việc bầu, miễn nhệm, bãi nhiệm các chức danh, các cơ quan. Vậy giams sas có tính pháp chế

Lĩnh vực giám sát tối cao của quốc hội là một bộ phận quan trọng thể hiện quyền lực tối cao của quốc hội, có mối quan hệ tác động đến các lĩnh vực hoạt động khác của quốc hội. Một mặt, kết quả của hoạt định giám sát là cơ sở để quốc hội thực hiện những hoạt động trong những chức năng khác, mặt khác, việc thực hiện tốt những chức năng còn là điều kiện để hoạt động giám sát được tôn trọng và hoạt động có hiệu quả
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100002082021340
 
Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam
»  Sự xuất hiện chức năng giám sát của Quốc hội
» Phạm vi và các hình thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội
» Những khó khăn và thách thức trong thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam
» Một số vấn đề vướng măc cần khắc phục để nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: Luật Hiến pháp-
Chuyển đến