Nguyễn Minh Tuấn Đại tướng
Giới tính : Tuổi : 33 Tham gia : 21/02/2011 Bài viết : 1723 Số tiền : 3510 Được like : 231 School : HCM University of law Ngành : Luật học Học lớp: : Hình sự 34A TÀI SẢN Huân chương:
| Tiêu đề: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Thu Sep 22, 2011 2:37 pm | |
| Đảng ta chủ trương xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
...
Những thành tựu đạt được qua hoạt động của các khóa Quốc hội là nhân tố quan trọng, là tiền đề vững chắc để Quốc hội khóa XII phát huy truyền thống tốt đẹp của Quốác hội các khóa trước đây, nỗ lực phấn đấu để hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, đóng góp to lớn hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần đó, xin đề nghị Quốc hội khóa XII tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hoạt động lập pháp phải hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quyết tâm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để đạt được các mục tiêu này, cần nâng cao năng lực xây dựng pháp luật của Quốc hội; xác định các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật; đổi mới quy trình, thủ tục, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và kiện toàn bộ máy các cơ quan Nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ phương thức giám sát, khắc phục tình trạng giám sát theo bề rộng mà thiếu chiều sâu. Tập trung giám sát những vấn đề trọng tâm, trọng điểm nổi lên, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội mà nhân dân quan tâm, nhất là cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm... Xây dựng cơ chế theo dõi, đôn đốc và có chế tài xử lý cụ thể các kiến nghị sau giám sát, trong đó có trách nhiệm trả lời việc xử lý các khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện những cam kết khi trả lời thẩm vấn.
Thứ ba, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Bảo đảm đủ điều kiện cần thiết để Quốc hội quyết định đúng đắn các vấn đề quan trọng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính tiền tệ; dự toán và phân bổ ngân sách Nhà nước, quyết định đầu tư các công trình quan trọng quốc gia; chính sách dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phê chuẩn điều ước quốc tế phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.
Thứ tư, tiếp tục triển khai hoạt động đối ngoại một cách chủ động, thực hiện có kết quả chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tranh thủ những điều kiện thuận lợi để triển khai mạnh mẽ hơn hoạt động đối ngoại nghị viện trong tình hình mới, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Thứ năm, cần cải tiến mạnh mẽ cách thức tiếp xúc với cử tri để thông qua hoạt động này, đại biểu có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, ý nguyện và sáng kiến của nhân dân. Các kiến nghị chính đáng, hợp pháp của cử tri là hình thức phản ánh quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân đối với công việc chung của đất nước. Chỉ khi nào xây dựng được mối quan hệ khăng khít với nhân dân, đại biểu Quốc hội mới có khả năng đem được ý nguyện của nhân dân vào các nghị quyết, các đạo luật và giám sát có hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết và các đạo luật đó. Nếu không giữ mối liên hệ gắn bó với cử tri, đại biểu Quốc hội sẽ xa rời thực tiễn, không thể đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, không thể thay mặt nhân dân quyết định đúng đắn vấn đề quan trọng của đất nước...”.
| |
|