Nguyễn Minh Tuấn Đại tướng
Giới tính : Tuổi : 33 Tham gia : 21/02/2011 Bài viết : 1723 Số tiền : 3510 Được like : 231 School : HCM University of law Ngành : Luật học Học lớp: : Hình sự 34A TÀI SẢN Huân chương:
| Tiêu đề: Đặc tình: Con dao hai lưỡi Tue Jan 03, 2012 11:24 am | |
| Giới tội phạm căm thù gọi đặc tình là “kẻ phản bội”, còn cảnh sát gọi họ là “cừu”. Cựu chỉ huy trưởng Cục cảnh sát hình sự Pháp thừa nhận, đặc tình là một thùng thuốc nổ cực nhạy, không biết nổ tung lúc nào và chưa biết sẽ gây thương tích cho bao nhiêu cảnh sát. Song không có họ hỗ trợ, điều tra viên khó có thể xoay sở được.
Ahmed bán lẻ ma túy trên tại thủ đô Paris, làm đặc tình cho cảnh sát Pháp từ 10 năm nay, kể lại: “Lần đầu tiên tôi bán trót lọt được 25 g heroin. Đến chuyến thứ hai, tôi bị bắt và hết sức bất ngờ khi cảnh sát đề nghị điều kiện: hoặc là cộng tác với cảnh sát hoặc là bị truy tố”. Vậy là từ năm 1993, Ahmed trở thành “cừu” của thanh tra cảnh sát Jean Phillipe, và là 1 trong 15 đặc tình đang làm việc cho lực lượng cảnh sát bài trừ ma túy ở Paris.
Trong ngành cảnh sát Pháp, đặc tình là đề tài ít khi được nhắc đến, thậm chí bị coi là cấm kỵ. Theo quy định, cảnh sát không được quyền tuyển mộ và sử dụng đối tượng hoạt động xã hội đen làm đặc tình. Còn luật pháp nước này thì chưa hoặc không thấy đề cập vấn đề trên. Thực tế hiện nay, mỗi thanh tra cảnh sát đều tuyển dụng đặc tình riêng cho mình, bất chấp quy định của ngành. Muốn “chắc ăn”, người tuyển dụng phải chẳng những phải đủ tư cách và quyền hạn để lôi kéo đối tượng mà còn phải có điều kiện vật chất thưởng khi họ lập được “công”. Đây chính là vấn đề khó giải quyết nhất.
Chơi dao có ngày đứt tay
Tại Pháp, ngành hải quan được quyền giữ lại đến 1/3 số lượng hàng hóa buôn lậu bị thu giữ để sung vào quỹ khen thưởng, và có thể trích quỹ thưởng cho cộng tác viên có công trạng. Song cảnh sát lại có chế độ như vậy, nên phải tự tìm cách xoay xở kiếm tiền để khen thưởng cho các đặc tình. Từ đó nảy sinh nhiều cách vận dụng bất hợp pháp. Chẳng hạn, trong lực lượng cảnh sát bài trừ ma túy có thỏa thuận ngầm:Nếu một người buôn ma túy làm đặc tình, họ được tiếp tục buôn bán một lượng ma túy nhất định nào đó với điều kiện phải chỉ điểm cho cảnh sát bắt giữ một số lượng ma túy lớn gấp 3 lần lượng anh ta đang bán. Hoặc khi đặc tình chỉ điểm cho cảnh sát bắt giữ một lượng ma túy nào đó, anh ta sẽ được trích thưởng 10% lượng ma túy để bán ra ngoài. Luật bất thành văn này còn quy định rằng đặc tình làm việc cho thanh tra cảnh sát nào thì chỉ biết một mình người đó, và không tiết lộ bất cứ điều gì cho thanh tra cảnh sát khác. Khi chẳng may bị bắt giữ, anh ta chỉ việc khai báo mã số của người phụ trách mình và sẽ được trả tự do nếu có xác nhận của thanh tra cảnh sát đó. Trong trường hợp bị truy tố ra tòa, đặc tình không được tiết lộ công tác chỉ điểm cho cảnh sát và buộc phải chấp hành bản án. Trong tù, anh ta sẽ được chăm sóc đặc biệt; được ưu tiên xét giảm án. Còn ở bên ngoài, gia đình được cảnh sát quan tâm, giúp đỡ tạo công ăn việc làm và đảm bảo cuộc sống, học hành cho vợ con.
Khi cảnh sát “nghéo tay” với đặc tình sát hại đồng đội
Cảnh sát có quyền tuyển dụng đặc tình trong giới tội phạm hay không trở thành đề tài tranh cãi thực sự sau khi xảy ra vụ giết hại một nữ thanh tra cảnh sát hình sự rất giỏi tên là Pellorce vào năm 1999. Gần một năm sau, các điều tra viên mới tìm thấy bà Pellorce được giấu trong chiếc ôtô bị dìm dưới cầu cảng. Cảnh sát lần ra hung thủ là Jourdain - tên buôn lậu ma túy khét tiếng. Đồng phạm của hắn là thanh tra cảnh sát Roussin. Năm 1994, Jourdain làm đặc tình cho Roussin, thay vì sử dụng hắn như người hỗ trợ, thanh tra cảnh sát lại trở thành người bảo kê cho các hoạt động buôn bán ma túy rầm rộ của tên này. Biết được sự việc, nữ cảnh sát Pellorce báo cáo lên Ban chỉ huy cảnh sát thành phố. Thanh tra Roussin bị kỷ luật và chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Đường dây bảo kê cho nhóm buôn ma túy của Jourdain bị đứt. Và hai đối tượng đã ra tay “trừ khử kẻ phá bĩnh”. Nhiều người cho rằng cảnh sát không cần sử dụng đặc tình vì họ đã được huấn luyện nghiệp vụ, trang bị đầy đủ phương tiện để trấn áp tội phạm. Một số ý kiến khác cho rằng đặc tình là tai mắt của cảnh sát. Nếu thiếu họ thì hoạt động của cảnh sát sẽ kém hiệu quả. Để tránh cho thanh tra cảnh sát khỏi phải sa vào những hoạt động bất hợp pháp trong quá trình tuyển đặc tình, Quốc hội Pháp đã đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành những quy định chặt chẽ liên quan vấn đề này.
Thanh tra Patrick Mauduit, phụ trách nghiệp đoàn các thanh tra cao cấp của Pháp cho biết: “Đặc tình của cảnh sát là một thùng thuốc nổ cực nhạy, không biết nổ tung lúc nào và chưa biết sẽ gây thương tích cho bao nhiêu cảnh sát. Theo quy định, cấm cảnh sát không được sử dụng đặc tình trong công tác điều tra phá án. Song không có họ hỗ trợ, chúng tôi khó có thể xoay sở được. Chúng tôi biết tuyển đặc tình là bất hợp pháp, nhưng đây là luật bất thành văn trong ngành, ai cũng làm thế cả”.
| |
|