SO SÁNH CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
* Nhiệm kì:
- HP 1946: 5 năm
- HP 1959: theo nhiệm kì của QH( 4 năm)
- HP 1980 & 1992: theo nhiệm kì của QH( 5 năm)
Sau HP 1946, nhiệm kì của CTN đều được quy định là phụ thuộc vào nhiệm kì của QH.
*Nhiệm vụ và quyền hạn:
- HP 1946:được quy định là một thành viên của CP( cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc). Có quyền hạn lớn, được quy định cụ thể tại điều 49.
Chế định CTN quy định trong HP 1946 cho thấy sự kết hợp giữa chính thể Cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa đại nghị( đây là do ảnh hưởng của hiến pháp phương Tây) tuy nhiên lại không giống hoàn toàn chính thể Cộng hòa lưỡng tính.
+ Giống CHTT: CTN là người đứng đầu Nhà nước, có quyền hạn lớn.
+ Giống CHĐN: do Nghị viện bầu. Có quyền bổ nhiệm thủ tướng hoặc ứng cử viên thủ tướng. "Vô trách nhiệm", chỉ phải chịu trách nhiệm khi phạm tội phản quốc( điều 50+ 53).
+ Khác CHLT: do Nghị viện bầu trong khi ở CHLT( tiêu biểu là Pháp) là do nhân dân bầu ra. Không có quyền giải tán Nghị viện hay tự thành lập CP như CHLT.
- HP 1959: được quy định là người thay mặt cho nước VNDCCH về mặt đối nội và đối ngoại. Không quy định quyền hạn cụ thể như trong HP 1946.
Tuy nhiên CNT không nhất thiết phải là nghị viên, công dân nước VNDCCH từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
- Hp 1980: chuyển sang chế định chủ tịch nước tập thể( Hội đồng Nhà nưoc). Được quy định là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của QH, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH, thay mặt nước CHXHCNVN về mặt đối ngoại và đối nội. Nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể được quy định trong điều 100.
- HP 1992: quay trở về chế định CTN cá nhân. CTN là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về mặt đối ngoại và đối nội, chịu trách nhiệm và bao cáo công tác trước QH.
Có thể thấy, HP 1946 là HP trao nhiều quyền hành cho CTN hơn so với các bản HP sau này ( có thể căn cứ vào yếu tố lịch sử để giải thích).Càng về sau, quyền hạn, chức năng của CTN càng mang tính hình thức, không trực tiếp tham gia vào hoạt động của cả 3 cành quyền lực.
Tuy nhiên chức danh này vẫn tồn tại và được ghi nhận trong các bản HP do 1 số nguyên nhân sau đây:
- CTN mang tính đại diện (thay mặt cho Nhà nước về mặt đối nội, ngoại). Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ tính đại diện của vua ( hay Nữ hoàng) hiện vẫn còn tồn tại ở một số nước phương Tây.
- Theo thông lệ quốc tế: CTN có vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao. Khi đi đàm phán ở nước ngoài nhất thiết phải có người thay mặt cho Nhà nước, đại diện cho dân tộc.
- CTN có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến tranh. CTN có quyền tuyên bố chiến tranh, tổng động viên hoặc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
- CTN là người phối hợp hoạt động cả 3 cơ quan lp- hp- tp, giám sát 3 hoạt động đó, báo cáo với QH