I. Lý thuyết:
1. Phân tích thủ tục “tiền tố tụng”. Cho một ví dụ về việc tòa án đã thụ lý vụ án sai do việc khởi kiện không đáp ứng điều kiện tố tụng.
2. Câu hỏi nhận định đúng hay sai. Giải thích.
A. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
B. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm.
C. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể được quyết định áp dụng trước khi thụ lý vụ án.
D. Nếu không đồng ý với quyết đinh trả lại đơn kiện của Tòa án, người khởi kiện có thể kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
E. Tòa án chỉ áp dụng các quy định pháp luật đang có hiệu lực để giải quyuết vụ án.
F. Trong mọi trường hợp, người tiến hành tố tụng bị thay đổi tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa để chờ chánh án tòa án hoặc viện trưởng viện kiểm sát cử người thay thế.
II. Bài tập:
1. Ông A là trưởng phòng văn hóa thông tin huyện, nhận được quyết định kỷ luât số 023/KL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/6/2006. Ngày 20/6/2006 ông khiếu nại. Ngày 28/6/2006 ông nhận được quyết định trả lời là giữ nguyên quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Ngày 20/7/2006 ông A khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án đã thụ lý ngày 25/7/2006. Ngày 30/7/2006 người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 023/KL-VHTT. Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì đối tượng khiếu kiện không còn. Sau đó, ông A đã kháng cáo,. Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?
2. Anh Nguyễn Văn Hoằng làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được thay đổi tên. Yêu cầu của anh Hoằng bị từ chối. Anh Hoằng đã khởi kiện vụ án hành chính theo đúng thủ tục. Sau khi vụ án được thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm, anh Hoằng qua đời. Bố của anh Hoằng làm đơn gửi tòa án yêu cầu được kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Tòa án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên. Vì sao.