CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC

NƠI HỘI NGỘ CÁC LUẬT SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN,,,,, ĐĂNG NHẬP ĐỂ THẤY NỘI DUNG
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vlxoft
Latest topics
» 42 câu nhận định Tố tụng hình sự
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby trucanhto Fri Nov 11, 2016 11:11 am

» ĐỀ THI MÔN TÂM THẦN HỌC TƯ PHÁP
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby The Lighthouse Thu Jun 16, 2016 3:28 pm

» Hocthuat.vn cho tải toàn bộ hơn 50.000 tài liệu Luật không cần tài khoản
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby khanhkerry Tue Feb 16, 2016 3:38 pm

» VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby Lê Nhật Bảo Sun Dec 27, 2015 11:28 am

» Caselaw Việt Nam - Thư viện bản án
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby caselaw.vn Mon Dec 21, 2015 9:22 pm

» Website tra cứu bản án
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby caselaw.vn Sun Dec 13, 2015 4:37 pm

» Bài giải các chương thảo luận tố tụng hình sự (Hinhanh)
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Tue Jan 20, 2015 9:11 am

» ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TÒA ÁN
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby nhukieu1994 Sun Dec 28, 2014 11:06 am

» ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Sat Dec 07, 2013 4:34 pm

» Tổng hợp bài tập môn Tố tụng hình sự
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Emptyby banhbaonho123 Sat Oct 26, 2013 12:22 pm

Most active topic starters
Nguyễn Minh Tuấn
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
Lê Nhật Bảo
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
RinYuGo
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
chaytronthoi123
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
RoberDat
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
TỔNG TƯ LỆNH
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
dinhphuocthien
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
ulaw
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
34adream
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 
valaw
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_lcapVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Voting_barVề hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Vote_rcap 

 

 Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Minh Tuấn
Đại tướng

Đại tướng
Nguyễn Minh Tuấn


Giới tính Giới tính : Nam
Cancer Goat Tuổi Tuổi : 32
Tham gia Tham gia : 21/02/2011
Bài viết Bài viết : 1723
Số tiền Số tiền : 3510
Được like : 231
School : HCM University of law
Ngành Ngành : Luật học
<b>Học lớp:</b> Học lớp: : Hình sự 34A
TÀI SẢN
Huân chương:

Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự   Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự EmptySat Jun 22, 2013 11:40 am

Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(VBF) - Theo báo cáo của các Đoàn luật sư trong cả nước, chỉ tính trong 02 năm 2010 và 2011, các luật sư đã tham gia bào chữa trong 32234 vụ án hình sự, trong đó có 17348 vụ do thân chủ mời, 14886 vụ theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong năm 2012, số liệu chưa thống kê chính thức, nhưng số lượng các vụ án có luật sư tham gia ngày càng nhiều. Thực tiễn này cho thấy những đóng góp tích cực của đội ngũ luật sư trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc luật sư tham gia tố tụng không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, hạn chế oan sai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nghề luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất. Đặc biệt nổi cộm lên là vấn đề luật sư thường hay bị cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC), tham gia hỏi cung bị can, tiếp cận hồ sơ vụ án gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 (Thông tư 70) của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã có những quy định cụ thể về quyền bào chữa của luật sư trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, cần phải được khắc phục và tháo gỡ kịp thời.
I. Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1. Việc cấp GCNBC cho luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS thì “người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”, và luật sư là một trong những đối tượng được làm người bào chữa theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 56 BLTTHS. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, khi luật sư được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời hoặc được Đoàn luật sư phân công theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì luật sư phải làm thủ tục đề nghị cấp GCNBC gửi Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Sau khi được Cơ quan điều tra có thẩm quyền cấp GCNBC thì Luật sư mới bắt đầu tham gia tố tụng vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa cho thân chủ (người bị tạm giữ, bị can,...).
Cũng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, thủ tục cấp GCNBC đối với luật sư được tiến hành như sau: Luật sư đề nghị cấp GCNBC và tham gia tố tụng gửi hồ sơ (bao gồm: Bản sao có chứng thực thẻ luật sư; Giấy yêu cầu luật sư; Giấy giới thiệu; Văn bản phân công của Đoàn luật sư trong một số trường hợp) đến Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày (hoặc trong thời hạn 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ người) kể từ khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải xem xét, cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp GCNBC thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều địa phương, để được cấp GCNBC, luật sư phải xuất trình đơn yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, thẻ luật sư và cả chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong khi đó, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì việc có được đơn yêu cầu nhờ luật sư của họ là điều hết sức khó khăn. Còn đối với đơn yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải chờ Cơ quan điều tra xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận (điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của Cơ quan điều tra).
Thực tiễn cũng cho thấy việc cấp GCNBC trong thời hạn quy định (3 ngày) là rất hiếm mà thường luật sư không có căn cứ để khiếu nại vì toàn bộ việc giao nhận thủ tục giữa luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng đều được thực hiện thông qua trao tay trực tiếp mà không có bất kỳ một văn bản nào ghi nhận việc đã giao nhận này; còn nếu luật sư dùng biện pháp chuyển hồ sơ qua đường bưu điện để làm chứng cứ xác định việc đã giao nộp thì cho đến khi quá thời hạn xét cấp GCNBC nếu có khiếu nại thì sẽ được trả lời là người có trách nhiệm chưa nhận được các văn bản này do … bị thất lạc ở đâu đó! Thậm chí có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối luật sư, đó có thể chỉ là lời dọa dẫm nếu mời luật sư thì “chỉ có nặng hơn” hoặc nhiều hình thức khác o ép về tinh thần để bị can từ chối luật sư.
2. Luật sư tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTHS, trong giai đoạn điều tra vụ án, luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; gặp người bị tạm giữ, gặp bị can đang bị tạm giam,… Các quyền này cũng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 70 như sau: Điều tra viên phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa, thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra cho luật sư bào chữa; Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước 24 giờ (trước 48 giờ đối với người ở xa);….và“Khi người bào chữa có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì Cơ quan điều tra làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm; nếu từ chối cho gặp phải thông báo cho người bào chữa biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối”.
Tuy nhiên, việc luật sư xin được gặp bị can đang bị tạm giam còn gặp nhiều khó khăn. Việc gặp bị can trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt Điều tra viên nên khi luật sư đề nghị được gặp bị can thì thông thường là lần đầu không được đáp ứng, các lần hẹn sau cũng không chắc chắn gặp được vì Điều tra viên lấy lý do bận công việc đột xuất … Nhiều khi Cơ quan Điều tra không thông báo thời gian hỏi cung hoặc đã hẹn ngày nhưng sau đó lại hoãn, đôi khi hoãn nhiều lần nhằm tránh việc luật sư tham dự hỏi cung bị can. Còn việc được gặp người bị tạm giữ đối với luật sư thì chỉ là quyền trong lý thuyết mà thôi.
Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết ông từng nhận lời bảo vệ một vụ án ở một tỉnh cách TP gần 300km. Mỗi lần ông chạy xe xuống để tham dự hỏi cung bị can thì cán bộ điều tra đều vui vẻ cười tươi “Anh em tui bận họp hết chưa tiếp xúc với bị can được, luật sư thông cảm nhé”. Những lần sau thì Điều tra viên lại từ chối khéo “Luật sư cứ yên tâm về đi, để tui hỏi ý bị can xem thế nào đã nhé” ... Cứ vậy, cho đến khi sắp kết thúc điều tra rồi mà ông vẫn chưa được tham gia vụ án. Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho biết: “Tôi cũng gặp nhiều vụ bị từ chối bào chữa, sau hỏi ra mới té ngửa là do cán bộ điều tra bảo làm thế”. Luật sư T. (Đoàn Luật sư Bình Dương) kể trước đây cũng tham gia vụ án bảo vệ người quen bị khởi tố về tội tham ô tài sản. Nhiều lần đến trại tạm giam xin gặp bị can để hỏi ý kiến, ông chỉ được gặp Điều tra viên cùng câu trả lời “bị can không đồng ý mời luật sư đâu”. Sau nhiều lần, luật sư T. cương quyết yêu cầu được gặp trực tiếp bị can. Trước mặt Điều tra viên và luật sư, ban đầu bị can ngần ngừ không dám nói, cuối cùng cũng mạnh dạn tố thẳng là Điều tra viên đã ép mình từ chối luật sư! [1].
Luật sư để gặp được bị can đang bị tạm giam đã hết sức khó khăn rồi. Việc gặp đó còn bị hạn chế bởi sự giám sát của Điều tra viên, về thời gian và số lần gặp. Thêm nữa, khi tham gia hỏi cung bị can thì luật sư chỉ được hỏi khi Điều tra viên đồng ý và có trường hợp phải đưa câu hỏi cho Điều tra viên xem xong mới được hỏi câu đó. Trường hợp Điều tra viên không đồng ý để Luật sư hỏi người bị tạm giữ, bị can, Điều tra viên có phải nói rõ lý do vì sao không đồng ý để người bào chữa hỏi người bị tạm giữ, bị can hay không? Có lập biên bản lại việc Điều tra viên không đồng ý để Luật sư hỏi bị can không? Chính bởi quy định của pháp luật tố tụng còn lỏng lẻo, dẫn tới nhận thức chủ quan, tạo tiền đề cho Điều tra viên từ chối luật sư hỏi bị can mà không cần cho biết lý do.
Quy định luật sư chỉ được hỏi thân chủ nếu Điều tra viên đồng ý khiến luật sư luôn bị động và không thể thu thập đầy đủ thông tin cho việc gỡ tội của mình. BLTTHS hiện hành không có quy định lập biên bản (hay ghi ngay vào trong bản cung) về những câu hỏi của luật sư không được Điều tra viên đồng ý. Nên khi ra tòa, luật sư hỏi những câu hỏi đó nhằm gỡ tội và nhiều trường hợp làm cho lời khai của bị cáo thay đổi thì khó được Tòa án chấp nhận vì không thống nhất với lời khai ở Cơ quan điều tra (!)
3. Tiếp cận hồ sơ vụ án
Theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 58 BLTTHS, luật sư có quyền “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”. Khoản 2 Điều 11 Nghị định 70 cũng quy định: “Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa thì Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này…”. Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự chỉ cho phép luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, còn trước đó luật sư muốn có tài liệu thì phải tự thu thập.
Hồ sơ vụ án hình sự được xây dựng phần lớn dựa trên lời khai của bị can và chủ yếu theo hướng buộc tội. Muốn bào chữa cho thân chủ, luật sư phải thu thập được các chứng cứ gỡ tội. Trong khi các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần có công văn yêu cầu là được cung cấp thông tin, còn luật sư thì luôn gặp khó khăn để nhận được sự hợp tác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thông tin liên quan, bởi lẽ đơn giản là trong BLTTHS không có quy định nào áp dụng chế tài trong những trường hợp các bên có chứng cứ từ chối cung cấp cho luật sư. Thêm nữa, các tài liệu và vật chứng do luật sư thu thập thường không được Hội đồng xét xử chấp nhận với lý do các tài liệu vật chứng đó không do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập và không có trong hồ sơ vụ án. Các cơ quan tiến hành tố tụng dùng hồ sơ án để buộc tội, trong khi luật sư luôn tìm kiếm những chứng cứ gỡ tội có thể đang ở góc khuất nào đó trong vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng vô tình bỏ lọt. Chính vì vậy, nếu cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp với luật sư thì sẽ có một hồ sơ hoàn chỉnh cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội, giúp cho việc giải quyết vụ án khách quan, tránh oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài ra, trên thực tế, hồ sơ án do Cơ quan điều tra thu thập (vật chứng, giấy tờ, lời khai của người bị tạm giữ, bị can,…) và lưu giữ bí mật trong giai đoạn điều tra vụ án nên dễ dẫn đến những sai lệch vô tình hoặc cố ý khiến cho việc giải quyết vụ án thiết khách quan và chính xác. Năm 2002, VKSNDTC truy tố Điều tra viên Hoàng Minh Công (Công an TP Đà Nẵng) về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án khi tham gia điều tra vụ án Công ty Hợp doanh Xây lắp Kinh doanh nhà Đà Nẵng. Cáo trạng kết luận Công đã có hành vi bớt xén tài liệu và dùng thủ đoạn dụ cung, mớm cung, hướng dẫn bị can khai và viết tường thuật làm thay đổi nội dung vụ án,…[2]. Năm 2008, Cơ quan điều tra của VKSNDTC đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp trung úy Bùi Vũ Trọng Quốc (Điều tra viên đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cũng về hành vi “làm sai lệch hồ sơ vụ án” trong vụ “Kim Văn Anh mua bán trái phép chất ma túy”, xảy ra tại TP. Buôn Ma Thuột vào tháng 8/2005. Theo kết quả điều tra ban đầu, Bùi Vũ Trọng Quốc đã có hành vi giả chữ ký của thủ trưởng cơ quan CSĐT, công an TP Buôn Ma Thuột; để ngoài hồ sơ các tang vật còn lại và một số cá nhân liên quan trong vụ án[3]. Chính vì vậy mà việc luật sư được sớm tiếp cận hồ sơ vụ án sẽ giảm được đáng kể tình trạng hồ án bị bị sai lệch như hiện nay, đồng thời giúp cho việc bảo vệ thân chủ của luật sự được thuận lợi hơn trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu.
II. Kiến nghị giải quyết những khó khăn của luật sư trong hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra
1. Về việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư
Trong thực tiến vấn đề có nên bỏ GCNBC hay không nhận được rất nhiều ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, đặc biệt là các luật sư. Có ý kiến cho rằng cần giữ nguyên quy định hiện hành bởi việc cấp GCNBC là cần thiết để khẳng định quyền được gặp gỡ thân chủ của luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; và để phân biệt với những người tham gia tố tụng khác (người làm chứng, người giám định, người phiên dịch,…). Ý kiến khác lại cho rằng, cần bỏ quy định về cấp GCNBC vì việc xin cấp GCNBC là biểu hiện của cơ chế “xin – cho” gây khó khăn cho việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và các đương sự; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong quá trình hành nghề, đặc biệt là trong hoạt động tham gia tố tụng, hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc làm thủ tục cấp GCNBC, giảm thời gian và chi phí cho luật sư.
“Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa…”. Theo đó, bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bào chữa hay nhờ luật sư bào chữa chỉ là hình thức thể hiện của quyền công dân. Do đó, có ý kiến cho rằng khi luật sư được nhờ thì chỉ cần ý kiến của bị can là xong, không cần phải cơ quan tố tụng cấp giấy mới được bào chữa. Kiểm sát viên Trần Ngọc Lãm (Viện Phúc thẩm 3 VKSNDTC tại TP.HCM) cho rằng “…Thực tế xét xử cho thấy việc cấp giấy chứng nhận rườm rà, ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Đã có những phiên xử phải hoãn chỉ vì lý do lãng xẹt là chờ luật sư được tòa cấp giấy cho đúng thủ tục…”[4]. Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TPHCM) cũng nhận xét: “Rất phức tạp! rất nhiều luật sư kêu ca bị làm khó bởi sau khi được thân nhân bị can nhờ, họ đến đề nghị cấp giấy thì cơ quan điều tra hẹn tới hẹn lui hoặc từ chối thẳng …”. Theo luật sư Hoài thì nên bỏ luôn quy định về việc cấp GCNBC trong tố tụng hình sự, bởi “Không có lý gì khi luật sư thực hiện quyền bào chữa của công dân được Hiến pháp quy định mà lại phải đi xin xỏ các cơ quan tố tụng. Vô lý quá! Ở các nước khác không hề có thủ tục cấp giấy như chúng ta…”[5].
Trải qua thực tế trong hoạt động luật sư tham gia các vụ án hình sự, chúng tôi tán thành với ý kiến nên bỏ quy định về cấp GCNBC cho luật sư. Việc này vừa đảm bảo cho hoạt động của luật sư được thuận tiện, tránh những khó khăn, vướng mắc theo thủ tục “xin – cho” mà các luật sư gặp phải, vừa đảm bảo cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo được đi vào thực tế cuộc sống theo đúng quy định của pháp luật. Chừng nào LS vẫn còn phải chạy tới, chạy lui đến Cơ quan điều tra để “xin” được cấp GCNBC thì chừng đó quyền bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo vẫn chỉ là quyền hình thức; không có ý nghĩa thực tế.
Trong trường hợp vì lý do nào đó mà vẫn giữ nguyên quy định về việc cấp GCNBC thì cần mở rộng đối tượng được mời người bào chữa, phải có quy định cụ thể người có quyền yêu cầu luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ có bản thân người đó mà còn là những người thân thích của họ cũng được quyền này (người thân thích có thể được liệt kê cụ thể). Đồng thời, cũng cần quy định rút ngắn thời gian cấp GCNBC xuống còn 01 ngày; quy định chế tài đối với người có thẩm quyền trong việc cấp GCNBC khi có những sai phạm, hành vi gây khó dễ; quy định việc cấp giấy biên nhận khi nhận hồ sơ của luật sư yêu cầu cấp GCNBC ….
2. Về việc tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can của luật sư
Mặc dù pháp luật TTHS có quy định về quyền của luật sư trong quá trình tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, nhưng những quy định đó lại thiếu chi tiết, chung chung, dẫn đến mỗi nơi áp dụng một kiểu. Trong khi đó, CQĐT lại luôn gây khó dễ cho luật sư nên quyền của luật sư trong giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Để nâng cao vai trò và đảm bảo quyền của luật sư trong giai đoạn này, chúng tôi đề nghị:
- Cần quy định việc Điều tra viên chỉ được tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can khi có mặt luật sư; trừ trường hợp luật sư từ chối tham gia; hoặc khi người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư.
- Cần quy định bắt buộc Điều tra viên phải thông báo rõ bằng văn bản nội dung, địa điểm, thời gian tiến hành hỏi cung bị can để luật sư có thể tham gia hỏi cung bị can. Thời gian thông báo trước phải phù hợp để luật sư có thể kịp thời tham gia.
- Nên hủy bỏ quy định hạn chế thời gian tiếp xúc người bị tạm giữ, bị can của luật sư trong vòng 01 giờ đồng hồ. Quy định này là không hợp lý, vì không thể giới hạn thời gian làm việc của Luật sư trong thời gian hẹp như vậy. Quy định này nên sửa đổi theo hướng Luật sư được phép gặp mặt người bị tạm giữ, bị can trong giờ hành chính.
- Nên quy định theo hướng trong quá trình luật sư tham gia hỏi người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, luật sư có quyền tự do hỏi người bị tạm giữ, bị can các câu hỏi liên quan. Cán bộ điều tra chỉ được từ chối những câu hỏi của luật sư không liên quan tới vụ án, có mục đích khác. Việc hỏi của luật sư phải được lập thành biên bản nêu rõ câu hỏi, câu trả lời, những câu hỏi bị điều tra viên từ chối, lý do từ chối.
- Trong buổi hỏi cung, nên quy định thêm: Luật sư có quyền giải thích về mặt pháp luật và lưu ý bị can về quyền trả lời hoặc không trả lời về một vấn đề mà Điều tra viên hỏi; phản đối câu hỏi của Điều tra viên mang tính chất mớm cung, bức cung; xem xét và có ý kiến về nội dung biên bản hỏi cung ghi có đúng với nội dung trả lời của người bị tạm giữ, bị can; xác định tinh thần, sức khỏe và tâm thần của người bị tạm giữ, bị can khi hỏi cung,…
- Cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của CQĐT khi có những hành vi vi phạm nhằm gây khó dễ cho luật sư tham gia vụ án trong giai đoạn này.
3. Vấn đề tiếp cận hồ sơ vụ án của luật sư
Tiếp cận hồ sơ vụ án là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho vụ án được xét xử khách quan, bảo đảm cho hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ được thuận lợi và tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận hồ sơ của luật sư lại rất khó khăn. Do đó, để bảo đảm cho việc thực hiện quyền của luật sư khi tiếp cận hồ sơ vụ án chuẩn bị cho việc bào chữa, chúng tôi đề nghị:
- Luật sư cần được thông báo việc trưng cầu và kết quả giám định (thương tật, thiệt hại tài sản, vật chứng, tài chính – kế toán,…), cần được mời tham gia việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra (trong các vụ án hình sự giết người, cố ý gây thương tích), được thông báo thành phần và kết quả giám định pháp y.
- Cần phải mở rộng quyền thu thập chứng cứ của luật sư như yêu cầu các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về thu thập và xác minh chứng cứ hợp pháp và chính đáng của luật sư.
- Việc lấy lời khai của luật sư đối với các đối tượng có liên quan đến vụ án cần được bảo đảm các thủ tục chứng thực việc lấy lời khai là hợp pháp. Luật sư có quyền cung cấp chứng cứ cho Cơ quan điều tra và được lập biên bản ghi nhận về việc cung cấp các chứng cứ này. Luật sư không bị xem xét trách nhiệm liên quan việc cung cấp các chứng cứ, tài liệu cho CQĐT nếu việc cung cấp đó được tiến hành công khai, hợp pháp, trừ trường hợp Luật sư cố tính tạo ra hoặc biết rõ chứng cứ, tài liệu là giả mạo.
- Mở rộng cho luật sư quyền tiếp cận hồ sơ vụ án, trừ những tài liệu thuộc bí mật công tác. Đồng thời, quy định trách nhiệm của luật sư trong việc tiếp cận hồ sơ vụ án, giữ bí mật hồ sơ vụ án.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tư pháp hoạt động nhanh chóng, công khai và chính xác. Đây chính là điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc minh bạch, đúng pháp luật và dân chủ trong tố tụng hình sự. Đồng thời, đảm bảo cho luật sư tham gia tố tụng được thuận lợi, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, qua đó đảm bảo quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo và các đương sự. Hy vọng rằng trong lần sửa đổi, bổ sung tới đây, BLTTHS sẽ đề cập đầy đủ các nội dung nêu trên.
ThS, LS Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc – Hà Nội
[1] http://www.baomoi.com/Khong-co-ai-khong-muon-duoc-luat-su-bao-ve/58/7866927.epi
[2] http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Truy-to-mot-dieu-tra-vien-do-lam-sai-lech-ho-so-vu-an/10759134/218/
[3] http://www.tin247.com/bat_trung_uy_canh_sat_lam_sai_lech_ho_so_vu_an-1-24405.html
[4] http://www.luatsulam.com.vn/information/Luat-Su-Tham-Gia-To-Tung-Khong-Can-Cap-Giay-.html
[5] http://www.luatsulam.com.vn/information/Luat-Su-Tham-Gia-To-Tung-Khong-Can-Cap-Giay-.html
Nguồn: http://liendoanluatsu.org.vn/index.php/en/news/practicing-lawyer/1277-ve-hoat-dong-bao-chua-cua-luat-su-trong-giai-doan-dieu-tra-vu-an-hinh-su.html
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100002082021340
 
Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: Luật tố tụng hình sự-
Chuyển đến