CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC

NƠI HỘI NGỘ CÁC LUẬT SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN,,,,, ĐĂNG NHẬP ĐỂ THẤY NỘI DUNG
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vlxoft
Latest topics
» 42 câu nhận định Tố tụng hình sự
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby trucanhto Fri Nov 11, 2016 11:11 am

» ĐỀ THI MÔN TÂM THẦN HỌC TƯ PHÁP
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby The Lighthouse Thu Jun 16, 2016 3:28 pm

» Hocthuat.vn cho tải toàn bộ hơn 50.000 tài liệu Luật không cần tài khoản
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby khanhkerry Tue Feb 16, 2016 3:38 pm

» VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby Lê Nhật Bảo Sun Dec 27, 2015 11:28 am

» Caselaw Việt Nam - Thư viện bản án
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby caselaw.vn Mon Dec 21, 2015 9:22 pm

» Website tra cứu bản án
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby caselaw.vn Sun Dec 13, 2015 4:37 pm

» Bài giải các chương thảo luận tố tụng hình sự (Hinhanh)
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Tue Jan 20, 2015 9:11 am

» ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TÒA ÁN
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby nhukieu1994 Sun Dec 28, 2014 11:06 am

» ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Sat Dec 07, 2013 4:34 pm

» Tổng hợp bài tập môn Tố tụng hình sự
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Emptyby banhbaonho123 Sat Oct 26, 2013 12:22 pm

Most active topic starters
Nguyễn Minh Tuấn
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
Lê Nhật Bảo
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
RinYuGo
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
chaytronthoi123
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
RoberDat
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
TỔNG TƯ LỆNH
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
dinhphuocthien
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
ulaw
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
milu
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 
cherry
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_lcapVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Voting_barVAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Vote_rcap 

 

 VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
Lê Nhật Bảo
Trung tướng

Trung tướng
Lê Nhật Bảo


Giới tính Giới tính : Nam
Leo Goat Tuổi Tuổi : 32
Tham gia Tham gia : 20/12/2010
Bài viết Bài viết : 1064
Số tiền Số tiền : 2739
Được like : 212

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM   VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM EmptySun Dec 27, 2015 11:28 am

TS. PHAN HUY HỒNG – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Lời dẫn
Quan hệ giữa người tiêu dùng (NTD) và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) là một loại quan hệ dân sự (phổ biến trong đời sống xã hội). Như vậy chúng phải được thiết lập, thực hiện và bảo vệ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc hòa giải.[1] Tuy nhiên, giữa các chủ thể pháp luật dân sự không tồn tại trạng thái “bình đẳng” một cách tuyệt đối trên thực tế, mà bản thân pháp luật (bao gồm các lĩnh vực pháp luật khác) phải góp phần tạo lập và gìn giữ và bảo đảm sự bình đẳng này.

Trong mối quan hệ này, NTD thường ở vị trí yếu thế, bởi sự hạn chế về thông tin, về kiến thức chuyên môn, về khả năng đàm phán hợp đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình. Để tạo lập, gìn giữ và bảo vệ sự bình đẳng giữa NTD và doanh nghiệp cần có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật.

Như vậy, trong khi doanh nghiệp được tạo điều kiện để gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh thông qua các văn bản pháp luật kinh tế nhấn mạnh đến quyền tự do kinh doanh, thì quyền lợi của NTD được bảo vệ bổ sung bằng các quy định pháp luật được tập hợp dưới tên gọi “pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”.
Bảo vệ NTD không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là vấn đề thời sự của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Bảo vệ NTD còn trở nên đặc biệt phức tạp trong điều kiện toàn cầu hóa, khi mà NTD và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ không chỉ đến từ cùng một quốc gia.
Có thể áp dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để bảo vệ NTD. Có các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau có thể tham gia bảo vệ NTD. Trong đó “các tổ chức bảo vệ NTD” có thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật bảo vệ NTD một cách có hiệu quả. Trong phạm vi tham luận này, trước hết tôi xem xét sự tồn tại và chức năng của các chủ thể tham gia bảo vệ quyền lợi của NTD, đặc biệt là các “Hội người tiêu dùng” hay “Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (I), tiếp đó đến vai trò của “Hội tiêu chuẩn và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) và các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương với tư cách là các tổ chức xã hội (duy nhất hiện nay) có chức năng trực tiếp bảo vệ lợi ích của NTD (II) và cuối cùng là bàn đến vai trò cần phải có của chúng trong tương lai.

1. Hệ thống các chủ thể có chức năng bảo vệ lợi ích của NTD
a. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 (PLBVNTD) quy định “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội” (đoạn 1 Điều 2). Quy định này thể hiện một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính cần thiết của việc bảo vệ lợi ích của NTD. Bởi vì các quyền cơ bản của NTD mà Bản hướng dẫn về bảo vệ NTD của Liên Hiệp quốc năm 1985[2] đưa ra, bao gồm (1) quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được bồi thường, (7) quyền được giáo dục về tiêu dùng và (8) quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững, rõ ràng chỉ có thể được đảm bảo bằng sự chung sức của toàn xã hội.
Trên cơ sở đó Pháp lệnh này quy định: “Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (đoạn 2, 3 Điều 2).
Chắc chắn rằng, tất cả các chủ thể này đều cần phải và có thể, phù hợp với chức năng của mình, đóng một vai trò nhất định trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên quy định trên chỉ là quy định có tính nguyên tắc, trước hết có giá trị làm căn cứ cho các quy định nghĩa vụ cụ thể khác, từ đó chưa thể rút ra một nghĩa vụ cụ thể nào của các chủ thể được nêu.

b. Cơ quan nhà nước
Căn cứ quy định của PLBVNTD, mọi cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm bảo vệ NTD. Tuy nhiên, nhiệm vụ và phương thức thực hiện của các cơ quan nhà nước liên quan đến bảo vệ NTD là rất khác nhau. Có thể phân loại thành các phương thức gián tiếp và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTD. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTD trước hết phải kể đến hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và quản lý nhà nước về thương mại. Các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng chỉ áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài hành chính trong quan hệ giữa nhà nước với người sản xuất, người phân phối và cung ứng dịch vụ. Trong khi đó, các tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là các tranh chấp dân sự, được giải quyết trước các cơ quan tài phán, ở đó luật được áp dụng để giải quyết mà không tồn tại sự bảo vệ người tiêu dùng theo nghĩa “đứng về phía người tiêu dùng”.
Trong số các cơ quan quản lý nhà nước, nay Bộ Công Thương có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD,[3] Cục quản lý Cạnh tranh được giao nhiệm vụ giúp Bộ Trưởng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng như quản lý Nhà nước về bảo vệ NTD trong phạm vi cả nước. Điều đó là phù hợp với quy định tại Luật Cạnh tranh, theo đó Cục Quản lý cạnh tranh cũng có nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.[4] Giao nhiệm vụ trên cho Cục Quản lý cạnh tranh tỏ ra là phù hợp, bởi mục tiêu của pháp luật cạnh tranh cũng là bảo vệ người tiêu dùng (thông qua đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp). Như vậy, điểm đặc biệt ở đây là đối với cả hai nhóm hành vi cạnh tranh có thể xâm hại quyền lợi NTD, Cục quản lý cạnh tranh tự tiến hành điều tra hoặc điều tra trên cơ sở đơn khiếu nại của NTD theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ, và được xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng các chế tài của Luật Cạnh tranh và các chế tài hành chính.

c. Các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp
Theo PLBVNTD, tất cả các loại tổ chức này đều có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, Pháp lệnh này cũng chỉ dừng lại ở quy định chung đó. Chỉ có nghị định hướng dẫn thi hành mới có quy định về loại tổ chức “chuyên trách” với tên gọi “tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Trên thực tế, ở phạm vi trung ương từ năm 1991 đã có Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) thực hiện chức năng này.[5] Hiện nay đã có 30 tỉnh thành trên cả nước có Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập trên cơ sở các quy định của Nghị định số 69/2001/NĐ-CP.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD được xác định là tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp; là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật (Điều 14 Nghị định 69/2001/NĐ-CP). Các tổ chức này phải hoạt động theo nguyên tắc (1) là tổ chức đại diện cho NTD, (2) không liên quan đến việc khuyếch trương cho bất kỳ tổ chức, các nhân nào khác, (3) không quảng cáo cho bất kỳ mục đích thương mại nào trong các hoạt động của mình, (4) không được khai thác thông tin, hướng dẫn NTD nhằm mục đích kinh doanh, (5) không chịu ảnh hưởng hoặc chịu lệ thuộc bởi việc nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong mọi hoạt động. Đây là các nguyên tắc hoạt động đặc trưng của một tổ chức xã hội có thể được tiếp nhận bởi Luật về Hội đang được xây dựng. Tuy nhiên, Nghị định này cũng không trao cho loại hội này một quyền hạn cụ thể nào cả. Điều lệ các hội loại này tự xác định nhiệm vụ của mình, và đều có cùng nội dung.

2. Thực trạng vai trò của Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam và các hội thành viên ở địa phương
Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) có các đơn vị trực thuộc là Văn phòng trung ương hội, Văn phòng hội phía Nam, Tạp chí người tiêu dùng, Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, các câu lạc bộ (như CLB chất lượng, CLB nhà báo bảo vệ NTD, CLB người tiêu dùng nữ, CLB chống hàng giả), Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (CESCON) và Công ty Dịch vụ Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng (CETA). Hội hoạt động bằng kinh phí tự có, kinh phí thực hiện dự án và các nguồn tài trợ. Các Hội địa phương đều có văn phòng khiếu nại để tiếp nhận và xử lý khiếu nại của người NTD. Tuy nhiên, chỉ một số ít tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD địa phương nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương.
Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của NTD là một mảng hoạt động quan trọng của VINASTAS và các Hội thành viên. Theo thông tin của VINASTAS, đến năm 2005 mỗi năm VINASTAS tiếp nhận khoảng 400 đơn từ khiếu nại các loại của NTD tập trung vào các vấn đề chất lượng hàng hóa, điện nước, vệ sinh an toàn thực phẩm. 85% số vụ việc đã được VINASTAS phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết.[6] Trong hai năm 2006 và 2007 VINASTAS tiếp nhận mỗi năm khoảng 1.000 đơn từ khiếu nại, trong đó 80% số vụ được giải quyết thông qua hòa giải, các trường hợp không hòa giải được, Hội hướng dẫn, giúp đỡ NTD hoặc đại diện cho NTD đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.[7] Các số liệu này một mặt cho thấy các hội bảo vệ quyền lợi NTD đã được NTD biết đến và tin tưởng, mặt khác khả năng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là khá cao. Tuy nhiên, VINASTAS cũng đánh giá tuy số lượng đơn từ khiếu nại có tăng, nhưng không phản ánh đúng tình trạng gia tăng các vụ việc xâm hại quyền lợi của NTD. Một trong các nguyên nhân là “NTD Việt Nam còn hiền lành quá”.[8]
Bên cạnh đó, trong những vụ việc nổi cộm VINASTAS đều đã lên tiếng bảo vệ NTD. Ví dụ, ngày 13/11/2006 VINASTAS đã gửi đơn kiến nghị đến các Bộ trưởng Bộ Y tế, Thương mại, Khoa học và công nghệ, NN&PTNT, Công nghiệp phản đối việc một số công ty sữa ghi nhãn sữa tươi hoặc sữa tươi nguyên chất cho loại sữa nước được hoàn nguyên từ sữa bột.[9] Mặc dù một trong ba yêu cầu của VINASTAS là “Kiểm tra làm rõ mức độ thiệt hại của NTD do doanh nghiệp ghi sai nhãn hàng hóa, buộc doanh nghiệp phải bồi hoàn thiệt hại do họ gây ra, xử phạt nghiêm khắc hành vi vi phạm, đồng thời công khai xin lỗi NTD” đã không được các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp đáp ứng. Nhưng, trên thực tế sau một thời gian VINAMILK đã thay thế các sản phẩm này bằng các sản phẩm đề rõ “Sữa tươi 95%” (có đường) và “100% sữa tươi nguyên chất” (không đường) có chất lượng khác hẳn với các loại “sữa tươi” trước đó. Ngoài ra VINASTAS cũng tham gia giải quyết một số vụ điển hình khác như vụ điện kế điện tử tại TP. Hồ Chí Minh, vụ xăng có chứa aceton, đồng hồ nước của công ty nước sạch v.v. Trong các trường hợp như vậy, VINASTAS đã thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của người NTD nói chung.
Gần đây đã bắt đầu có những động thái phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và VINASTAS hỗ trợ thông tin cho NTD. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh và VINASTAS đã phối hợp xây dựng một mục có tên là Thông tin cảnh báo cho NTD trên trang web của Cục. Tại đây, dựa trên khiếu nại của NTD, trên ý kiến của các hội bảo vệ NTD địa phương, các sở thương mại, các phương tiện thông tin đại chúng… những sản phẩm, dịch vụ có nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh đối với NTD sẽ được đưa ra cảnh báo sử dụng. Bên cạnh đó, hai cơ quan, tổ chức này đang phối hợp tổ chức xét tặng hàng năm “Danh hiệu văn minh thương mại vì Người tiêu dùng Việt Nam” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD.
Và cuối cùng, không thể không nói đến là việc VINASTAS đã tham gia soạn thảo Pháp lệnh về Bảo vệ ngư­ời tiêu dùng năm 1999, và có dấu ấn trong các chính sách và văn bản pháp luật khác liên quan đến quyền lợi NTD.
Nhưng trước những bước phát triển mới của nền kinh tế và thông qua việc đánh giá hoạt động của mình trong những năm qua, chính các nhà lãnh đạo VINASTAS cũng phải thừa nhận rằng, “Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng không còn phù hợp” và đòi hỏi “Chúng ta cần sớm ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng nhằm điều chỉnh các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, quy định nội dung bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp đối với việc bảo vệ người tiêu dùng”.[10] Và luật mới “Phải là luật hành động, cụ thể, chi tiết chứ không phải là chỉ nêu nguyên tắc chung vì giao dịch chính trong xã hội là giao dịch giữa NTD và người sản xuất, kinh doanh.”[11]

3. Vai trò cần thiết của các Hội BVNTD
Thực chất, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng chưa bao giờ phù hợp để bảo vệ NTD. Nó chỉ là bản tuyên ngôn về sự thông cảm của Nhà nước với NTD. Bởi vì nó không trao thêm cho NTD một công cụ tự vệ hay bảo vệ nào khác ngoài những cái có sẵn trong các văn bản pháp luật khác. Trong khi đó vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong các văn bản pháp luật khác lại không được chú trọng. Bản thân VINASTAS cũng nhận định nguyên nhân chính của các trường hợp không giải quyết được các khiếu nại của NTD là vì thiếu cơ sở pháp lý.[12]
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tôi đề cập đến các quy định liên quan đến vai trò cần thiết của các tổ chức bảo vệ NTD trong một luật mới như vậy, và nêu một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở xác định tổ chức bảo vệ lợi ích NTD là một loại tổ chức xã hội, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của chúng sẽ phải trong khuôn khổ Luật về Hội sẽ được ban hành trong tương lai. Tuy nhiên một Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần cụ thể hóa các nguyên tắc hoạt động của các hội bảo vệ NTD phù hợp với chức năng cụ thể của chúng. Theo tôi các nguyên tắc hoạt động của Hội bảo vệ NTD quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2001/NĐ-CP có thể được đưa vào Luật, vì 5 nguyên tắc được nêu ở đó là tỏ ra phù hợp.
Thứ hai, cần nâng địa vị của Hội bảo vệ NTD ngang bằng với các Hiệp hội ngành nghề và hiệp hội nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là đối với tất cả các dự án luật mà phạm vi điều chỉnh liên quan đến quyền lợi của NTD thì không chỉ các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội nghề nghiệp được tham gia, mà còn phải có sự tham gia của Hội bảo vệ NTD dưới hình thức thích đáng. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này Hội bảo vệ NTD cần đảm bảo tính đại diện của họ cho NTD. Điều đó có nghĩa là quan điểm của Hội phải là quan điểm của NTD. Điều đó có thể thực hiện thông qua cơ chế lấy ý kiến người tiêu dùng của Hội.
Thứ ba, trong xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề áp dụng hợp việc ký kết theo đồng mẫu với NTD hoặc áp dụng các điều kiện thương mại chung, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần có các quy định hạn chế doanh nghiệp làm dụng thế mạnh kinh tế của mình để áp đặt các điều kiện hợp đồng đối với NTD. Một mặt Luật mới cần bổ sung các các trường hợp mà điều kiện hợp đồng được áp đặt bị vô hiệu, nếu quyền lợi của NTD bị xâm hại với tư cách là bên yếu thế. Các quy định của BLDS về hợp đồng vô hiệu không đủ để bảo vệ NTD trước sức mạnh kinh tế và khả năng áp đặt của họ đối với NTD. Mặt khác, cần tạo cơ chế để Hội NTD tham gia vào việc soạn thảo các điều kiện hợp đồng mẫu hay điều kiện thương mại chung như vậy của doanh nghiệp hay hiệp hội ngành nghề, để đảm bảo ngay từ đầu rằng chỉ có các hợp đồng mẫu hay điều kiện thương mại chung đảm bảo lợi ích của NTD mới được áp dụng. Điều đó có thể thực hiện thông qua quy định rằng (có thể chỉ đối với một số ngành nghề), các hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện thương mại chung chỉ có giá trị khi đã được Hội bảo vệ NTD theo ngành, địa phương hoặc trung ương chấp thuận.
Thứ tư, đồng quan điểm với lãnh của VINASTAS[13], tôi cho rằng Luật mới nên quy định quyền của Hội bảo vệ người tiêu dùng được đại diện cho NTD tiến hành khởi kiện vì lợi ích chung mà không cần có văn bản ủy quyền cụ thể của NTD. Ví dụ, trường hợp doanh nghiệp cố tình ghi nhãn mác sai, đánh lừa NTD, thu lợi bất chính từ hàng triệu NTD trong thời gian dài, với quy mô lớn, thì việc từng NTD riêng lẻ hoặc một nhóm NTD khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường là không khả thi. Quyền khởi kiện của Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ cho phép buộc doanh nghiệp phải trả lại khoản thu lợi bất chính đó. Có thể quy định doanh nghiệp phải trả khoản tiền bồi thường đó cho Hội bảo vệ NTD, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính không loại trừ nghĩa vụ bồi thường của doanh nghiệp.
Thứ năm, đồng quan điểm với ông Tưởng Duy Lượng[14], Chánh tòa Dân sự TANDTC, tôi cho rằng cần áp dụng chế độ án phí đặc biệt đối với các vụ kiện do NTD hoặc Hội bảo vệ NTD theo hướng không buộc những người khởi kiện này phải nộp tiền tạm ứng án phí khi tiến hành khởi kiện. Riêng đối với việc khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh, tôi cho rằng cần sửa đổi quy định về mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh là 10 triệu đồng[15], theo hướng giảm mức phí hoặc miễn trừ phí đối với trường hợp bên khiếu nại là NTD.
Thứ sáu, mặc dù ý kiến này không liên quan trực tiếp đến đề tài tham luận, nhưng liên quan mật thiết đến khả năng khởi kiện của NTD và Hội Bảo vệ NTD. Đó là việc nghiên cứu quy định về nghĩa vụ chứng minh trong một số trường hợp. Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình thuộc về nguyên đơn. Tuy nhiên, trong việc khiếu kiện về chất lượng sản phẩm sự đảo ngược nghĩa vụ chứng minh trong nhiều trường hợp là cần thiết. Chẳng hạn khi tồn tại những dấu hiệu nhất định, doanh nghịêp (bị đơn) có nghĩa vụ chứng minh sản phẩm của mình là an toàn thay vì nguyên đơn phải chứng minh sản phẩm đó là không an toàn.
Trên đây là một số ý kiến sơ bộ của tôi về vai trò của các tổ chức bảo vệ NTD cần phải được luật hóa, với mong muốn được bàn thảo.
———-oOo———
PHỤ LỤC
Các văn bản pháp luật về BVNTD
1. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999 (13/1999/PL-UBTVQH10)
2. Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành PLBVQLNTD
Các văn bản pháp luật liên quan BVNTD
1. Bộ luật Dân sự 2005 (33/2005/QH11)
2. Luật Thương mại 2005 (36/2005/QH11)
3. Luật Cạnh tranh 2004 (27/2004/QH11)
4. Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 (51/2005/QH11)
5. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử
6. Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29/11/2005 (52/2005/QH11)
7. Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003 (12/2003/PL-UBTVQH11)
8. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 qui định chi tiết một số điều của PL.VSATTP
9. Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999 (18/1999/PL-UBTVQH10)
10. Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nước về chất lượng, sản phẩm, hàng hóa
11. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 12/11/2007 (05/2007/QH12) (có hiệu lực từ 01/7/2008, thay thế PL về chất lượng hàng hóa 1999)
12. Pháp lệnh về đo lường ngày 06/10/1999 (16/1999/PL-UBTVQH10)
13. Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 quy định chi tiết Pháp lệnh Đo lường
14. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006 (68/2006/QH11)
15. Pháp lệnh Giá ngày 10/5/2002 (40/2002/PL-UBTVQH10)
16. Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
17. Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người
18. Pháp lệnh về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25/7/2001 (36/2001/PL-UBTVQH10)
19. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 Ban hành Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
20. Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 về kiểm dịch thực vật (thay thế Nghị định số 58/2002/NĐ-CP)
21. Pháp lệnh về Quảng cáo ngày 16/11/2001 (39/2001/PL-UBTVQH10)
22. Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo
23. Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
Văn bản pháp luật nước ngoài (tham khảo)
1. Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Italia ngày 06/9/2005 (có hiệu lực từ 23/10/2005) (codice del consumo, pubblicatonella Gazzetta Ufficiale n. 235 del 8 ottobre 2005 – Supplemento Ordinario n. 162)
2. Luật Trách nhiệm sản phẩm của Đức (Produkthafttungsgesetz vom 15/12/1989) (http://bundesrecht.juris.de/bundesrecht/prodhaftg/gesamt.pdf)
3. Luật an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng của Đức (Lebensmittelsicherheits- und Verbracherschutzgesetz)
4. Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng Pháp (Code de la consommation)
5. Luật EU
·
Council Directive 85/577/ECC on Contracts negotiated away from business premises
· Directive 97/7/ECof 20 May 1997on the protection of consumers in respect of distance contracts
· Council directive 93/13/ECC on Unfair Terms in Consumer Contracts
———-oOo———
Chú thích:
[1] Điều 4-12 Bộ luật Dân sự (BLDS)
[2] Xem: The UN Guidelines for Consumer Protection, (adopted from the United Nations’ General Assembly on 9 April 1985).
[3] Xem Điều 1 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.
[4] Xem Điều 49 Luật Cạnh tranh.
[5] Được thành lập ngày 02/5/1988 với tên gọi “Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng Việt Nam”, năm 1991 đổi tên “Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam”.
[6] Xem: http://www.dddn.com.vn/desktop.aspx/tintuc/thoi-su/dn_khong_the_ngoai_cuoc/, 16/03/2006, “Bảo vệ người tiêu dùng – Doanh nghịêp không thể ngoài cuộc”
[7] Xem: http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2008/1/7698.html, 31/01/2008, Vẫn thiếu khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
[8] Xem chú thích trên.
[9] Xem: http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/thi-truong/170816.asp, 15/11/2006, Vinastas kiến nghị xử lý việc ghi nhãn sữa.
[10] Xem ý kiến của ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch VINSTAS, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=62&article=114283, Ðồng hành với người tiêu dùng
[11] Xem ý kiến của ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch kiêm TTK VINASTAS, http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=37047, 09/10/2006, Người tiêu dùng có sức mạnh và “quyền lực” lớn
[12] Xem: http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2008/1/7698.html, 31/01/2008, Vẫn thiếu khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
[13] Xem ý kiến của ông Hồ Tất Thắng, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=62&article=114283 – Ðồng hành với người tiêu dùng
[14] Xem: Tưởng Duy Lượng, Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007, tr. 29-34
[15] Điều 53 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
Về Đầu Trang Go down
 
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quan điểm cá nhân về tổ chức, hoạt động của Quốc Hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay
» Chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam
» Những khó khăn và thách thức trong thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam
» Một số ý kiến về thành lập toà án cho người chưa thành niên ở Việt Nam
» Một số quy định BLTTHS về người tiến hành tố tụng&người tham gia tố tụng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: Pháp luật Thương Mại-
Chuyển đến