CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC

NƠI HỘI NGỘ CÁC LUẬT SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN,,,,, ĐĂNG NHẬP ĐỂ THẤY NỘI DUNG
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vlxoft
Latest topics
» 42 câu nhận định Tố tụng hình sự
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby trucanhto Fri Nov 11, 2016 11:11 am

» ĐỀ THI MÔN TÂM THẦN HỌC TƯ PHÁP
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby The Lighthouse Thu Jun 16, 2016 3:28 pm

» Hocthuat.vn cho tải toàn bộ hơn 50.000 tài liệu Luật không cần tài khoản
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby khanhkerry Tue Feb 16, 2016 3:38 pm

» VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby Lê Nhật Bảo Sun Dec 27, 2015 11:28 am

» Caselaw Việt Nam - Thư viện bản án
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby caselaw.vn Mon Dec 21, 2015 9:22 pm

» Website tra cứu bản án
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby caselaw.vn Sun Dec 13, 2015 4:37 pm

» Bài giải các chương thảo luận tố tụng hình sự (Hinhanh)
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Tue Jan 20, 2015 9:11 am

» ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TÒA ÁN
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby nhukieu1994 Sun Dec 28, 2014 11:06 am

» ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Sat Dec 07, 2013 4:34 pm

» Tổng hợp bài tập môn Tố tụng hình sự
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Emptyby banhbaonho123 Sat Oct 26, 2013 12:22 pm

Most active topic starters
Nguyễn Minh Tuấn
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
Lê Nhật Bảo
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
RinYuGo
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
chaytronthoi123
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
RoberDat
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
TỔNG TƯ LỆNH
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
dinhphuocthien
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
ulaw
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
valaw
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 
hieunguyen199
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_lcapPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Voting_barPhân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Vote_rcap 

 

 Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Minh Tuấn
Đại tướng

Đại tướng
Nguyễn Minh Tuấn


Giới tính Giới tính : Nam
Cancer Goat Tuổi Tuổi : 32
Tham gia Tham gia : 21/02/2011
Bài viết Bài viết : 1723
Số tiền Số tiền : 3510
Được like : 231
School : HCM University of law
Ngành Ngành : Luật học
<b>Học lớp:</b> Học lớp: : Hình sự 34A
TÀI SẢN
Huân chương:

Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp   Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp EmptyWed May 09, 2012 10:13 pm

Trong thực tế hiện nay, án hình sự tồn động hầu hết là án xét xử quá hạn theo luật định, là án vi phạm nghiêm trọng các quy định về thời hạn xét xử. Đây là một tồn tại, một vấn đề bức xúc cần được khắc phục kịp thời. Bởi lẽ, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm là phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, việc khắc phục tình trạng án tồn đọng, án quá hạn theo luật định là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa xã hội chính trị sâu sắc. Nếu cứ để tình trạng tồn đọng, án quá hạn theo luật định tồn tại, sẽ gây ảnh hường rất xấu đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, gây hoài nghi rất lớn trong nhân dân, vi phạm nghiêm trọng quyền con người trong tố tụng hình sự.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 chỉ rõ: “Củng cố kiện toàn các bộ máy, các cơ quan Tư pháp. Phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp huyện”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa 8 cũng nêu rõ: “Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các Tòa án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc xét xử”.

Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng cũng khẳng định: “Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định thẩm quyền hợp lý của Tòa án các cấp”.

Thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay được phân định theo hai tiêu chí: Thẩm quyền theo việc (phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Tòa án) và thẩm quyền theo lãnh thổ (phân định thẩm quyền xét xử của cùng một cấp Tòa án theo tính chất lãnh thổ). Bài viết này chỉ đề cập đến việc phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Tòa án theo hướng tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện – một giải pháp giảm số án tồn đọng hiện nay.

Theo quy định tại Điều 145 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội quy định tại Điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các Điều 222, 223, 263, 293, 294, 295, 296 Bộ luật hình sự.

Nghiên cứu lịch sử vấn đề này chúng ta thấy rằng cùng với sự tiến bộ trong xét xử của các Tòa án, trình độ ngày càng cao của các Thẩm phán, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện ngày càng được mở rộng hợp lý. Trước năm 1960 Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử vi cảnh, tất cả các vụ án hình sự do Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử các vụ việc hình sự nhỏ không phải mở phiên tòa. Pháp lệnh 1961 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ 2 năm tù trở xuống. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án mà luật quy định hình phạt từ 5 năm trở xuống, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hiện nay, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử theo quy định của khoản 1 Điều 145 BLTTHS (từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 145 BLTTHS).

Từ thực tiễn xét xử cho thấy, dù luật tố tụng hình sự đã mở rộng thẩm quyền xét xử của các TAND cấp huyện, nhưng vẫn bộc lộ những bất hợp lý, số án dồn lên cho TAND cấp tỉnh xét xử rất nhiều. Việc Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải xét xử phần lớn các vụ án gây khó khăn cho sự tham dự phiên tòa của những người tham gia tố tụng (như nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bị hại…); những người này vắng mặt tại phiên tòa làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời và khách quan.

Bên cạnh đó, đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện ngày càng được tăng cường về số lượng, được đào tạo cơ bản, ngày càng có năng lực tốt hơn để có thể đáp ứng nhiệm vụ cao hơn. Với những điều kiện kinh tế xã hội, trình độ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện của chúng ta hiện nay có thể cho phép chúng ta mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện mà không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án cấp huyện. Đặc biệt do số lượng án mà cấp tỉnh xét xử sơ thẩm hiện nay rất nhiều, do vậy các Tòa phúc thẩm TANDTC phải xét xử theo thủ tục phúc thẩm có số lượng quá lớn, dẫn đến tình trạng án phúc thẩm hình sự tồn đọng ở cấp tối cao càng ngày càng nhiều hơn.

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho số lượng vụ án còn tồn đọng nhiều, chưa được các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm theo đúng luật là do quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp chưa hợp lý, đặc biệt là thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 145 BLTTHS hiện nay không còn phù hợp với thực tế khách quan.

Xuất phát từ tình hình nói trên, việc sửa đổi Điều 145 BLTTHS theo hướng tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết của hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật trong điều kiện cải cách Tư pháp hiện nay ở nước ta. Việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện đồng thời cũng có nghĩa là số lượng vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm ở cấp huyện tăng lên, số lượng vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm ở cấp tỉnh sẽ giảm đi. Và như vậy, sẽ giảm bớt số lượng đáng kể các vụ án hình sự sẽ được xét xử phúc thẩm ở cấp tối cao; tạo điều kiện cho các cấp Tòa án nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung có khả năng để nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng của mình.

Nếu như theo quy định Điều 145 khoản 1 BLTTHS năm 1985 thì số khung thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện chiếm 40% tổng số khung của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985. Khi BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua, để thi hành BLHS năm 1999, khoản 1 Điều 145 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000 đã quyết định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống trừ những tội: Xâm phạm an ninh quốc gia; Các tội quy định tại các Điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các Điều 222, 223, 263, 293, 295, 296 BLHS. Theo quy định này (do thực hiện BLHS năm 1999) thì số khung thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện đã tăng lên từ 40% đến 54,64% (tăng 14,61%). Thực tế hiện nay cho thấy số lượng vụ án hình sự mà Tòa án cấp huyện phải thụ lý và giải quyết hàng năm chiếm khoảng 65-68% số vụ án thực tế xảy ra. Nhưng kể từ ngày 1/7/2000 do thi hành BLHS năm 1999 nên số vụ án hình sự mà Tòa án cấp huyện thụ lý và giải quyết đã giảm đáng kể khoảng 7.000 vụ so với năm 1999. Mặt khác, khả năng thực tế hiện nay Tòa án cấp huyện có thể xét xử số lượng vụ án lớn hơn so với trước đây.

Số vụ án hình sự thụ lý và giải quyết ở cấp tỉnh hiện nay khoảng 32-35% tổng số vụ án thực tế xảy ra trong khi đó Tòa án cấp tỉnh còn phải thụ lý và giải quyết một số lượng lớn vụ án hình sự theo trình tự phúc thẩm chiếm khoảng 46% số vụ án thụ lý ở cấp huyện, 60% số vụ án đã xét xử sơ thẩm ở cấp huyện. Vì vậy, Tòa án cấp tỉnh cũng không có điều kiện để tập trung làm tốt công tác xét xử phúc thẩm và hướng dẫn Tòa án cấp huyện áp dụng thống nhất pháp luật.

Hiện nay, số vụ án hình sự phải xét xử phúc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao ngang bằng với số vụ án phải xét xử phúc thẩm ở Tòa án cấp tỉnh (khoảng 7.500 vụ/năm). Do đó các Tòa án không thể giải quyết kịp thời theo luật định. Ngoài các vụ án hình sự phải xét xử theo trình tự phúc thẩm, ở các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao còn phải thụ lý và giải quyết các loại án khác như kinh tế, lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp, những loại án này hiện nay cũng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, đặc biệt việc quá hạn xét xử phúc thẩm đối với các loại án này ngày càng nhiều, gây không ít ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân…

Để đáp ứng với yêu cầu phòng và đấu tranh chống tội phạm hình sự trong giai đoạn mới, vấn đề phân cấp thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp một cách hợp lý là đòi hỏi bức xúc, nhằm đảm bảo pháp chế thống nhất, tôn trọng và bảo đảm các quyền của công dân trong tố tụng hình sự. Vấn đề mấu chốt trong việc phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án hiện nay là tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể là cần phải sửa đổi Điều 145 BLTTHS cho phù hợp với điều kiện khách quan hiện nay. Việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện cần phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Phải căn cứ vào trình độ năng lực thực tế hiện nay của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán của cấp huyện theo mặt bằng chung của cả nước.

- Phải căn cứ vào số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện có thể đảm đương được nhiệm vụ thực tế hiện nay.

- Phải căn cứ vào tính chất của từng loại tội phạm được quy định trong BLHS để có cơ sở xác định loại tội nào giao cho cấp huyện xét xử, loại tội nào do cấp tỉnh xét xử.

- Căn cứ vào cơ sở vật chất của các Tòa án cấp huyện trong điều kiện thực tế hiện nay.

Căn cứ vào BLHS năm 1999 thì những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 10 năm tù trở xuống có 429 khung, chiếm 63,83% tổng số khung hình phạt của BLHS (tăng 83 khung so với quy định của BLTTHS hiện hành). Những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 12 năm tù trở xuống (trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia và những tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam) có 457 khung, chiếm 68% tổng số khung của BLHS (tăng 111 khung so với quy định hiện hành của BLTTHS). Những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người) có 533 khung, chiếm 79,3% tổng số khung của BLHS (tăng 187 khung so với quy định của BLTTHS hiện hành). Hiện nay, hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta được tổ chức tương ứng với chính quyền ba cấp từ huyện đến trung ương. Chúng ta có 61 Tòa án cấp tỉnh, với 2.772 cán bộ, trong đó có hơn 900 thẩm phán, 612 Tòa án cấp huyện với 5.561 cán bộ, trong đó có hơn 2.000 thẩm phán. Ở Tòa án nhân dân tối cao có 456 cán bộ, trong đó có 97 thẩm phán.

Về cơ cấu tổ chức, trình độ và cơ sở vật chất của các cơ quan tiến hành tố tụng khác như: Công an, Viện kiểm sát cũng tương ứng và ngày càng được nâng cao về trình độ, chất lượng cán bộ.

Theo quy định hiện hành thì Tòa án cấp huyện xét xử những vụ án hình sự có khung hình phạt từ 7 năm tù trở xuống (367 khung, chiếm khoảng 54,61% tổng số khung hình phạt của BLHS). So với lực lượng Thẩm phán và cán bộ của các Tòa án cấp huyện hiện nay cũng như cơ sở vật chất ngày càng được trang bị xây dựng khá hơn thì Tòa án cấp huyện có thể xét xử được số lượng vụ án tăng hơn nữa. Bởi vì nếu so với Tòa án cấp tỉnh thì số cán bộ và thẩm phán của cấp huyện gấp đôi. Số cán bộ và thẩm phán của cấp tỉnh nếu như chỉ xét xử trên 50% tổng số khung hình phạt của BLHS là chưa tương xứng. Do vậy có khả năng tăng thẩm quyền xét xử cho cấp huyện mà vẫn bảo đảm chất lượng và thời hạn xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đội ngũ cán bộ và thẩm phán của Tòa án cấp huyện như nêu trên, số lượng và chất lượng cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng khác như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp huyện cũng ngày càng được tăng cường và củng cố, có khả năng đảm đương nhiệm vụ theo chức năng của mình bảo đảm việc điều tra, truy tố có chất lượng và đúng pháp luật, góp phần bảo đảm cho Tòa án cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Nếu quy định, Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, những tội do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, những tội phá hoại hòa bình, chống loài người, thì Tòa án cấp huyện sẽ xét xử 533 khung chiếm 79,3% tổng số khung hình phạt của BLHS. Phân tích tổng hợp các điều kiện, các yếu tố cần và đủ trong giai đoạn hiện nay, việc giao cho Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có khung hình phạt đến 15 năm tù là hợp lý và tương xứng với số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán ở cấp huyện. Tuy nhiên, các điều kiện khách quan ở các cấp huyện còn chưa đồng đều. Vì vậy, những nơi nào xét chưa đủ điều kiện thì chưa nên giao ngay. Chờ khi nào kiện toàn đồng bộ và đầy đủ tổ chức bộ máy của các cơ quan tiến hành tố tụng tương xứng với nhiệm vụ được giao thì lúc đó mới giao thẩm quyền cho những nơi đó, bảo đảm việc xét xử tránh oan sai, bảo đảm quyền dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự. Sau khi Điều 145 BLHS được sửa đổi theo hướng nêu trên – liên ngành Tòa án tối cao- VVKSNDTC -Bộ Công an và Bộ Tư pháp sẽ có thông tư liên ngành triển khai cụ thể những Tòa án cấp huyện nào đủ điều kiện thực hiện, những Tòa án cấp huyện nào chưa thực hiện Điều 145 BLTTHS sửa đổi.

ThS. Nguyễn Quang Hiền – ĐH Luật TP.HCM

Theo: Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2003
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100002082021340
 
Phân định hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân các cấp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân định thẩm quyền trong tố tụng hình sự Việt Nam
» Hoàn thiện quy định BLTTHS về quyền, Nghĩa vụ của bị can, bị cáo
» Chương Thẩm quyền tòa án
» Giải pháp bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân
» Một số câu nhận định tố tụng hình sự kèm đáp án

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: Luật tố tụng hình sự-
Chuyển đến