CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC

NƠI HỘI NGỘ CÁC LUẬT SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN,,,,, ĐĂNG NHẬP ĐỂ THẤY NỘI DUNG
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vlxoft
Latest topics
» 42 câu nhận định Tố tụng hình sự
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby trucanhto Fri Nov 11, 2016 11:11 am

» ĐỀ THI MÔN TÂM THẦN HỌC TƯ PHÁP
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby The Lighthouse Thu Jun 16, 2016 3:28 pm

» Hocthuat.vn cho tải toàn bộ hơn 50.000 tài liệu Luật không cần tài khoản
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby khanhkerry Tue Feb 16, 2016 3:38 pm

» VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby Lê Nhật Bảo Sun Dec 27, 2015 11:28 am

» Caselaw Việt Nam - Thư viện bản án
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby caselaw.vn Mon Dec 21, 2015 9:22 pm

» Website tra cứu bản án
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby caselaw.vn Sun Dec 13, 2015 4:37 pm

» Bài giải các chương thảo luận tố tụng hình sự (Hinhanh)
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Tue Jan 20, 2015 9:11 am

» ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TÒA ÁN
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby nhukieu1994 Sun Dec 28, 2014 11:06 am

» ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby Nguyễn Minh Tuấn Sat Dec 07, 2013 4:34 pm

» Tổng hợp bài tập môn Tố tụng hình sự
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Emptyby banhbaonho123 Sat Oct 26, 2013 12:22 pm

Most active topic starters
Nguyễn Minh Tuấn
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
Lê Nhật Bảo
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
RinYuGo
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
RoberDat
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
chaytronthoi123
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
TỔNG TƯ LỆNH
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
dinhphuocthien
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
ulaw
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
valaw
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 
hieunguyen199
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_lcapChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Voting_barChính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Vote_rcap 

 

 Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992

Go down 
Tác giảThông điệp
Lê Nhật Bảo
Trung tướng

Trung tướng
Lê Nhật Bảo


Giới tính Giới tính : Nam
Leo Goat Tuổi Tuổi : 32
Tham gia Tham gia : 20/12/2010
Bài viết Bài viết : 1064
Số tiền Số tiền : 2739
Được like : 212

Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992   Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992 EmptySun Jul 08, 2012 11:04 am

A. Đặt vấn đề
Đối với các nhà nước đang phát triển, và kể cả những nước có nền kinh tế chuyển đổi, vai trò của nhà nước có ý nghĩa quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế. Kinh tế không chỉ là cơ sở có tính quyết định đến chế độ chính trị, mà còn là mục tiêu cần phải đạt được của chế độ chính trị. Vì vậy, với tư cách là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, hiến pháp ít nhiều phải có quy định về chế độ phát triển kinh tế. Chế độ kinh tế bao gồm trước hết là chính sách phát triển kinh tế. Tùy vào cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển xã hội mà chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta có sự thay đổi qua từng giai đoạn khác nhau. Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ trình bày những điểm giống và khác nhau cơ bản về chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992.
B. Giải quyết vấn đề
1. Những điểm giống nhau
1.1. Về mục đích phát triển kinh tế:
+ Mọi chính sách và biện pháp phát triển kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động trên mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể: Điều 15 Hiến pháp 1980 ghi rõ mục đích phát triển kinh tế nhằm “thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của xã hội”. Điều 16 Hiến pháp 1992 ghi rõ: “Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân…”.
+ Nhà nước đều đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Điều 34 Hiến pháp 1980 quy định: “Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội”. Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
1.2. Về chế độ sở hữu: Các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước (vd: đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên thiên nhiên,…) đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19 Hiến pháp 1980 và Điều 17 Hiến pháp 1992).
1.3. Về thành phần kinh tế
+ Thành phần kinh tế quốc doanh (kinh tế nhà nước) luôn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, được Nhà nước chú trọng phát triển: Điều 18 Hiến pháp 1980: “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên”. Điều 19 Hiến pháp 1992: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”.
+ Nhà nước luôn tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển: Điều 23 Hiến pháp 1980: “Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển”. Điều 20 Hiến pháp 1992: “Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”.
1.4. Về vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: Hiến pháp quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Điều 36 Hiến pháp 1980 và Điều 29 Hiến pháp 1992). Đây là một chính sách kinh tế lớn có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài.
1.5. Về vị trí: Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều được quy định tại Chương II (Chế độ kinh tế).
2. Những điểm khác nhau
Tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Đảng ta đã khẳng định phải giải phóng sức sản xuất, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo; coi đó là khâu đột phá để phát triển. Chủ trương phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, tạo động lực thu hút mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển và giữ vững ổn định chính trị – xã hội. Chính sách phát triển kinh tế đất nước vẫn được quy định trong Chương II Hiến pháp 1992 nhưng đã có nhiều sửa đổi về cơ bản theo tinh thần đổi mới mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và thứ VII đã đề ra, do đó có những điểm khác nhau so với Hiến pháp 1980 như sau:
2.1. Về chế độ sở hữu
- Tại Hiến pháp 1980, Nhà nước chỉ ghi nhận hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Nhà nước “thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể” (Điều 18). Do nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên trong giai đoạn này Nhà nước không ghi nhận hình thức sở hữu tư nhân. Cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến, tư sản mại bản bị xóa bỏ:“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hóa không bồi thường” (Điều 25); “Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn” (Điều 26). Những người nông dân cá thể, thợ thủ công hay những người lao động riêng lẻ được Nhà nước khuyến khích “tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất” (Điều 24).
- Tại Hiến pháp 1992, Nhà nước xóa bỏ chế độ kinh tế dựa trên duy nhất quan hệ sản xuất đơn chủ thể (Nhà nước), xác lập quan hệ sản xuất đa chủ thể với ba hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15). Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa” (Điều 23); “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa” (Điều 25). Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế của thời kì quá độ là một tất yếu khách quan. Và việc thừa nhận tính khách quan đó là nhằm mục đích sử dụng, phát huy mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất.
2.2. Về thành phần kinh tế
- Theo Điều 18 Hiến pháp 1980, Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế chỉ có hai thành phần là kinh tế quốc doanh (dựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân là chủ yếu) và kinh tế tập thể (dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu). Kinh tế gia đình được hình thành trên cơ sở sở hữu riêng của công dân là chủ yếu, do chưa đánh giá đúng vai trò của nó nên vẫn được coi là kinh tế phụ (Điều 23: “Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật”). Như vậy, trong nhận thức cũng như trong hành động, Nhà nước ta không công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, dẫn đến sự ồ ạt xã hội hóa tư liệu sản xuất bằng các mệnh lệnh hành chính, xóa bỏ những hình thức sở hữu coi là phi XHCN.
- Trong Hiến pháp 1992, Nhà nước xác định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, gồm năm thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước (Điều 16). (Sau này có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, theo Điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung). Nhà nước khuyến khích các thành phần “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế và quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh (Điều 21). Kinh tế gia đình không còn là kinh tế phụ, được Nhà nước khuyến khích phát triển (Điều 21). Các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập mà đan xen, hỗn hợp trong các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nhà nước khẳng định các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển lâu dài.
- Trong kinh tế tập thể, từ chỗ xác định mô hình hợp tác xã tập trung cao độ về tư liệu sản xuất, quản lý như với xí nghiệp quốc doanh, phân phối theo công điểm: “hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương” (Điều 23 Hiến pháp 1980), đã dần có những quy định để đổi mới phù hợp hơn, chủ trương phát triển nhiều hình thức hợp tác đa dạng, phù hợp với trình độ phát triển ở các ngành nghề, khu vực và trình độ khác nhau, xã viên góp sức lao động, góp cổ phần, hợp tác xã hoạt động như doanh nghiệp; đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xóa bỏ tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước: “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi” (Điều 20 Hiến pháp 1992).
Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã dần dần xóa bỏ nền kinh tế tự cung, tự cấp kém phát triển; giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm tiến tới sự chuyên môn hóa, phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với năng lực của người lao động, của mỗi đơn vị kinh tế; mỗi đơn vị kinh tế sẽ phát huy được sức mạnh của mình trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ; tăng cường khả năng hợp tác, ứng dụng khoa học và công nghệ của các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần khác nhau. Thực tế trong những năm qua đã chứng minh rằng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đất nước.
2.3. Về cơ chế quản lý kinh tế
- Theo Điều 23 Hiến pháp 1980, “Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất”. Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được trao. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh nhưng cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Cơ chế quản lý này thể hiện rõ trong việc Nhà nước coi xí nghiệp quốc doanh là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển với tỷ trọng lớn trong các ngành nghề, lĩnh vực, hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân, “Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế” (Điều 22 Hiến pháp 1980). Nhà nước không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, không thừa nhận sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã khiến cho cả một nền kinh tế trong tình trạng trì trệ kéo dài và dẫn tới khủng hoảng trầm trọng.
- Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cơ chế thị trường là hệ quả tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, đó là cơ chế chấp nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và sự bình đẳng giữa các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế. Trước đây do nhận thức chưa đúng đắn nên có sự lẫn lộn giữa quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện đổi mới về kinh tế, Nhà nước không còn tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà quản lí mang tính lãnh đạo, chỉ đạo. Nhà nước điều tiết kế hoạch hoạt động kinh tế bằng công vụ pháp luật, bằng những chính sách vĩ mô, loại bỏ độc quyền, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển xã hội và phát triển kinh tế. Điều 26 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước”. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, cơ cấu lại theo hướng tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt, phù hợp với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập (Điều 19). Nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị kinh tế có quyền chủ động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn cũng như toàn bộ hoạt động của mình, làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như vậy, Nhà nước sẽ là người hướng dẫn, mà không phải là người thực hiện như nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa trước đây.
2.4. Về quan hệ kinh tế quốc tế
- Trước thời kì Đổi mới, Nhà nước chỉ chủ trương hợp tác kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em mà hạn chế sự giao lưu, hợp tác với các nước khác; kinh tế đối ngoại có sự quan tâm, song chỉ là nhập khẩu trang thiết bị, kĩ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế nội địa. Quy định về hợp tác kinh tế quốc tế còn ít và thiếu sự khuyến khích đầu tư, chỉ nêu chung chung trong Điều 16 Hiến pháp 1980: “…tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”. Nền kinh tế khép kín đã để lại hậu quả nặng nề, chẳng những không hòa nhập được với kinh tế thế giới, mà còn bị bỏ xa, mức tụt hậu kinh tế ngày càng tăng.
- Đến Hiến pháp 1992, ta đã chú trọng nhiều hơn đến giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế nước ngoài có thể đầu tư và phát triển ở Việt Nam. Vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế được quy định cụ thể hơn trong nhiều điều khoản. Điều 24 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với moi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế…, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước”. Điều 25: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam…Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”. Bằng việc thực hiện chính sách “mở cửa”, nền kinh tế đất nước đã có nhiều chuyển biến năng động hơn.
Lí do của việc thay đổi trên là: Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, sự giao lưu kinh tế của nước ta với nước ngoài còn thu hẹp, ta chủ yếu thiết lập quan hệ với các nước XHCN. Đến những năm 90, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, quan hệ quốc tế có sự điều chỉnh từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong xây dựng CHXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu và bắt nguồn từ chính thực tế đất nước, đồng thời để hòa nhập với xu thế chung của thời đại và sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Nhà nước đã chuyển từ chính sách “đóng cửa”, khép kín sang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước sớm hội nhập với kinh tế thế giới, phát huy những thế mạnh kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng ngành, giao lưu học hỏi kinh nghiệm và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào nhiều lĩnh vực…Việc thực hiện chính sách “mở cửa” cũng là cơ sở để nước ta phát huy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Kết thúc vấn đề
Qua chính sách phát triển kinh tế được thể hiện qua hai bản Hiến pháp năm 1980 và 1992 cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế đất nước, xem đây là cơ sở để phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực. Sự khác nhau cơ bản về chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn nhạy bén, kịp thời trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong nền kinh tế để phù hợp với yêu cầu thực tế của đất nước cũng như xu thế phát triển chung trên thế giới. Chính sách phát triển đất nước quy định trong mỗi bản Hiến pháp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế đất nước. Trên thực tế nền kinh tế mà chúng ta xây dựng trước thời kì Đổi mới (theo chính sách phát triển kinh tế của Hiến pháp 1980) là một nền kinh tế hiện vật, nền kinh tế xã hội hóa trực tiếp được đặt dưới sự chỉ huy bởi kế hoạch hóa tập trung cao độ. Cơ chế quản lí đó đã làm cho các tổ chức kinh tế hoạt động thiếu chủ động, thiếu hiệu quả, trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. cả một nền kinh tế ở trong tình trạng trì trệ kéo dài mà thực chất là khủng hoảng. Những thay đổi của chính sách phát triển kinh tế ghi nhận trong Hiến pháp 1992 không những khắc phục hiệu quả tình trạng trì trệ, lạc hậu, khủng hoảng, mà còn từng bước đưa nền kinh tế đất nước có những chuyển biến tích cực. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay, chính sách phát triển kinh tế theo Hiến pháp 1992 vẫn đang được thực hiện và ngày một hoàn thiện hơn.
Về Đầu Trang Go down
 
Chính sách Nhà nước ta theo 1980 và Hiến pháp 1992
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự thay đổi của quyền giám sát tối cao của Quốc hội qua các bản hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992
» CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH
» So sánh sự khác nhau giữa Chủ tịch nước ( CTN ) của Hiến pháp (HP ) 1946 & HP 1992? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
» CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA CÁC HIẾN PHÁP
» SO SÁNH CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG LUẬT HỌC :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: Luật Hiến pháp-
Chuyển đến